banner thang 11

Cùng BS CKII. Nguyễn Kim Khoa phân biệt các loại sụn tự thân

Hiện nay có nhiều loại sụn tự thân thường được dùng trong phẫu thuật nâng mũi như sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn. Mỗi loại đều có những đặc tính riêng và chỉ sử dụng cho một số trường hợp nhất định. Vậy trong trường hợp nào nào sử dụng loại sụn nào? Bác sĩ chuyên khoa II – Nhà thuốc ưu tú Nguyễn Kim Khoa, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết sau đây.

Bác sĩ Nguyễn Kim Khoa – Chuyên gia tạo hình thẩm mỹ mũi hàng đầu hiện nay

Bác sĩ CKII. Nguyễn Kim Khoa nguyên là Trưởng khoa Phẫu thuật – Bệnh viện Da liễu Tp. HCM. Hiện tại, ông là Trưởng khoa Thẩm mỹ tại Công ty Bệnh viện Thẩm mỹ Quốc tế Seoul Center và là cố vấn chuyên môn của Seoul Spa.

Hình 1 – Bác sĩ CKII. Nguyễn Kim Khoa (thứ nhất từ trái sang) cùng đội ngũ bác sĩ tại Công ty Bệnh viện Thẩm mỹ Quốc tế Seoul Center
Hình 1 – Bác sĩ CKII. Nguyễn Kim Khoa (thứ nhất từ trái sang) cùng đội ngũ bác sĩ tại Công ty Bệnh viện Thẩm mỹ Quốc tế Seoul Center

Hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề, Bác sĩ CKII. Nguyễn Kim Khoa đã xây dựng được một nền tảng tri thức sâu rộng về thẩm mỹ mũi. Bác sĩ Khoa đã từng có một thời gian dài tu nghiệp tại Pháp và có nhiều đề dẫn quan trọng. Trong thời gian công tác, ông cũng thường xuyên tham gia các hội nghị thẩm mỹ quốc tế để báo cáo đề tài và tiếp thu những kỹ thuật thẩm mỹ tiên tiến của các nước.

Ông cũng là giảng viên của một số chương trình đào tạo tại bệnh viện Da liễu Tp. HCM và Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế Seoul Academy. Thông qua đó, ông mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và truyền lửa cho thế hệ bác sĩ thẩm mỹ mai sau.

Không chỉ giỏi chuyên môn, vững tay nghề mà Bác sĩ Nguyễn Kim Khoa còn sáng tâm đức. Đó là điều đã tạo nên phẩm chất cao quý của một vị bác sĩ thẩm mỹ.

Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm, Bác sĩ Khoa không nhớ đã phẫu thuật chỉnh hình dáng mũi cho bao nhiêu người. Ông chỉ biết rằng, đằng sau mỗi người có một câu chuyện riêng, nhưng tất cả họ đều mong muốn trở nên xinh đẹp hơn. Vì thế, ông luôn làm việc tận tụy, hết lòng vì sự an toàn sức khỏe và sự cải thiện diện mạo xinh đẹp của khách hàng.

Hình 2 – Bác sĩ Nguyễn Kim Khoa đang diễn giải phương pháp điều trị cho một ca chỉnh sửa mũi hỏng tại Bệnh viện Thẩm mỹ Seoul Center
Hình 2 – Bác sĩ Nguyễn Kim Khoa đang diễn giải phương pháp điều trị cho một ca chỉnh sửa mũi hỏng tại Bệnh viện Thẩm mỹ Seoul Center

Khi được hỏi về ước mơ của mình, ông chia sẻ: “Tôi muốn thẩm mỹ da, các ứng dụng công nghệ làm đẹp hiện đại không phải là thứ cao cấp, đắt tiền mà trở nên bình dân, dễ tiếp cận hơn cho tất cả mọi người”.

Năm 2020, Bác sĩ Nguyễn Kim Khoa đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú lần thứ 13. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà quan trọng hơn là sự ghi nhận những đóng góp to lớn của ông đối với sự phát triển của ngành giải phẫu nói chung, phẫu thuật thẩm mỹ mũi nói riêng.

Các loại sụn tự thân thường dùng trong nâng mũi

Theo BS CKII, Nhà thuốc ưu tú Nguyễn Kim Khoa, sụn tự thân là sụn được lấy từ chính cơ thể của người muốn thực hiện nâng mũi. Ưu điểm lớn nhất của sụn tự thân là tương thích tốt với cơ thể, không bị teo hoặc đào thải theo thời gian. Hơn nữa, loại sụn này có đặc tính mềm dẻo nên dáng mũi sau nâng mềm mại, đẹp tự nhiên như mũi thật.

Bác sĩ Khoa cũng cho biết thêm, hiện nay có 3 loại sụn tự thân thường dùng trong nâng mũi là sụn vành tai, sụn sườn và sụn vách ngăn. Mỗi loại sụn đều có những đặc tính khác nhau nên chỉ phù hợp trong một số trường hợp nâng mũi nhất định.

Sụn vành tai

Đây là loại sụn được dùng phổ biến nhất trong các kỹ thuật nâng mũi hiện nay. Sụn được lấy từ vị trí vành tai của khách hàng.

Bác sĩ Nguyễn Kim Khoa cho biết, sụn vành tai có đặc tính mềm, dẻo và có độ cong nhẹ nên thường được dùng để bao bọc đầu mũi. Điều này giúp khắc phục tình trạng bóng đỏ đầu mũi, lộ sống mũi khi chỉ sử dụng sụn mềm sinh học đơn thuần.

Hình 3 – Sụn vành tai thường được dùng để bao bọc đầu mũi, được chỉ định cho những người có cơ địa da đầu mũi mỏng
Hình 3 – Sụn vành tai thường được dùng để bao bọc đầu mũi, được chỉ định cho những người có cơ địa da đầu mũi mỏng

Để lấy sụn, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường rất nhỏ ở phía sau tai, sau đó dùng các dụng cụ chuyên biệt để bóc tách sụn vành tai. Quá trình này hoàn toàn không đau, và cũng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc chức năng tai như nhiều người đang lo ngại.

Sụn vành tai thường được chỉ định cho những khách hàng có cơ địa da đầu mũi mỏng, người có chiếc mũi ngắn, mũi hếch, hoặc chỉnh sửa mũi hỏng mức độ nhẹ.

Sụn sườn

Theo Nhà thuốc ưu tú Nguyễn Kim Khoa: “Sụn sườn thường được lấy ở phần cuối xương sườn số 6 hoặc số 7. Do có đặc tính cứng, thẳng nên sụn sườn thường được dùng để nâng cao sống mũi.  Sau một thời gian được nuôi dưỡng bởi các mạch máu, sụn sẽ hợp thành một thể thống nhất với cấu trúc khoang mũi. Nhờ đó, dáng mũi sẽ trở nên mềm mại tự nhiên và bền vững theo thời gian.”

Tuy nhiên, kỹ thuật bóc tách và xử lý sụn sườn rất phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng, đồng thời có sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại. Thời gian phẫu thuật nâng mũi sụn sườn và chăm sóc hậu phẫu cũng kéo dài hơn, gây ra một số khó khăn nhất định cho khách hàng.

Sụn vách ngăn

Đây được xem là loại sụn đa năng nhất trong tất cả các loại sụn tự thân. Do có đặc tính dẻo, mềm mại và thẳng nên sụn vách ngăn thường được dùng để dựng trụ mũi hoặc kéo dài đầu mũi. Trong một số trường hợp, khách hàng không đủ sụn vành tai thì bác sĩ cũng sẽ dùng sụn vách ngăn để bao bọc đầu mũi.

Do sụn vách ngăn nằm ở giữa 2 cánh mũi trong khoang mũi nên để lấy được loại sụn này, bác sĩ cần bóc tách toàn bộ khoang mũi. Vì thế, sụn vách thường được bác sĩ chỉ định dùng trong phương pháp Nâng mũi siêu cấu trúc 8D.

Hình 4 – Kết hợp sụn mềm sinh học và sụn tự thân giúp tiết kiệm tối đa chi phí, trong khi vẫn có thể sở hữu dáng mũi đẹp, an toàn, bền lâu
Hình 4 – Kết hợp sụn mềm sinh học và sụn tự thân giúp tiết kiệm tối đa chi phí, trong khi vẫn có thể sở hữu dáng mũi đẹp, an toàn, bền lâu

Bác sĩ Nguyễn Kim Khoa cũng lưu ý thêm rằng, khách hàng không nên lạm dụng sụn tự thân khi nâng mũi. Cách tốt nhất là nên kết hợp giữa sụn mềm sinh học và sụn tự thân.

Chẳng hạn như với phương pháp Nâng mũi siêu cấu trúc 8D tại Công ty Bệnh viện Thẩm mỹ Quốc tế Seoul Center, bác sĩ Khoa sẽ dùng sụn mềm sinh học nâng cao sống mũi, kết hợp sụn vành tai bao bọc đầu mũi và sụn vách kéo dài trụ mũi. Phương pháp này có thể khắc phục mọi khuyết điểm mũi, giúp kiến tạo dáng mũi cao, thon gọn, phù hợp với đặc điểm khuôn mặt từng khách hàng.

Chất lượng tốt của sụn mềm sinh học sẽ giúp bạn sở hữu dáng mũi đẹp, an toàn, bền lâu, đồng thời tối ưu hóa chi phí thẩm mỹ so với việc sử dụng 100% sụn tự thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận