banner thang 11

Chuyên gia tư vấn: Sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh?

Sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh là câu hỏi phổ biến bởi nhiều chị em lo ngại bị sưng nề lâu. Họ nghe phong phanh nhiều đến vấn đề chườm lạnh sẽ hay hơn, nhưng nhiều người lại chườm nóng. Vậy đâu là cách làm đúng nhất, cùng theo dõi hướng dẫn từ chuyên gia bạn nhé!

Giải đáp: Sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh?

Chúng ta phải hiểu tường tận sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh thì mới có thể thực hiện đúng để mang lại hiệu quả. Đây là yếu tố quan trọng bởi nếu áp dụng sai cách sẽ gây phản tác dụng và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Vì vậy, mọi người cần tìm hiểu chia sẻ từ chuyên gia theo sau.

Sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh?
Sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh?

Mũi sẽ có biểu hiện sưng bầm và thâm tím vùng da, thoạt nhìn có vẻ hơi lo sợ nhưng bạn hãy an tâm vì hiện tượng này mau chóng sẽ thuyên giảm. Khoảng 5-7 ngày sau đó, và lúc này chúng ta sẽ kết hợp cả 2 cách chườm lạnh và chườm nóng để mau chóng phục hồi những tổn thương.

Cụ thể khoảng 48h sau phẫu thuật, các bạn tránh tiếp xúc với độ nóng như đèn sưởi, chườm túi nóng… Bởi những tác động này sẽ gây nên tình trạng xuất huyết tại vùng phẫu thuật khiến xảy ra các biến chứng tồi tệ hơn. Thay vào đó áp dụng cách chườm lạnh là thích hợp nhất để giảm sưng đau.

Theo các chuyên gia tư vấn thì việc chườm lạnh sẽ có lợi cho những tổn thương phần mềm khi bị bầm dập, chảy máu ở tổ chức dưới da. Trong 48h là thời điểm ngăn chặn vết thương sưng đau nặng hơn. Sau khoảng thời gian này, chúng ta chuyển sang chườm nóng để phục hồi các tế bào vùng da còn tổn thương nhẹ.

Hướng dẫn cách chườm lạnh trong 48h sau nâng mũi

Mặc dù hiểu rõ việc sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh cũng sẽ phát huy hiệu quả điều trị giảm sưng. Nhưng chúng ta cần biết thực hiện đúng cách để mang lại hiệu quả, cụ thể chườm lạnh theo các bước sau:

Chườm lạnh giúp giảm sưng nhanh chóng
Chườm lạnh giúp giảm sưng nhanh chóng

– Bước 1: Đập nát viên đá nhỏ rồi bỏ vào túi chườm hoặc dùng khăn sạch bọc vào.

– Bước 2: Trải chiếc khăn sạch mỏng lên vùng da cần chườm đá.

– Bước 3: Di chuyển túi đá liên tục nhẹ nhàng quanh vị trí chườm. Thực hiện liên tục 5-10 phút, nhưng không nên kéo dài quá 20 phút và kiểm tra vùng da nếu thấy ửng đỏ thì nên dừng lại.

Chú ý chườm lạnh đúng cách tránh gây nhiễm trùng
Chú ý chườm lạnh đúng cách tránh gây nhiễm trùng

Việc chườm đá tuy dễ nhưng có những điều cần lưu ý để tránh vết phẫu thuật bị viêm nhiễm, cụ thể như sau:

– Tránh nước đá rơi lên mũi: Khi sử dụng nước đá, bạn nên cẩn thận bởi không khéo sẽ làm đá tan, chảy nước dính lên mũi. Đặc biệt, nước đá không sạch sẽ làm cho vết thương bị ẩm ướt dẫn đến sưng viêm nghiêm trọng rất khó lành.

– Tránh chườm đá trực tiếp lên mũi: Nhiệt độ của nước đá có thể khiến da của bạn bị bỏng lạnh. Vì vậy, chúng ta không dùng đá lăn trực tiếp lên da, ngoài việc bị bỏng còn gây tổn thương vùng da đang rất nhạy cảm và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

– Tránh bọc đá trong túi nilon: Túi nilon rất mỏng và có thể không đảm bảo vệ  sinh. Vì vậy, các bạn hạn chế chọn túi nilon để bọc đá sẽ tránh đi những viêm nhiễm.

– Tránh chườm đá quá lâu: Thời gian chườm cách nhau khoảng 3 tiếng và mỗi lần thực hiện không nên quá lâu để tránh da bị phỏng lạnh sẽ gây phản tác dụng.

Hướng dẫn chườm nóng sau khi nâng mũi

Sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh? Đáp án là khoảng đến ngày thứ 4 thì chúng ta có thể chuyển sang chườm nóng để phục hồi hoàn toàn những tổn thương trên da. Theo đó có 2 phương pháp chườm nóng như sau:

Chườm nóng giúp giảm những vết bầm xung quanh mũi
Chườm nóng giúp giảm những vết bầm xung quanh mũi

– Chườm nóng ướt: Sau khi chườm lạnh, mũi đã có dấu hiệu thuyên giảm rất nhiều. Lúc này, nếu còn sưng nhẹ thì chườm nóng ướt để giúp bắp thịt co cứng giãn ra làm tăng tuần hoàn máu có lợi cho việc hấp thu các dưỡng chất từ thuốc. Chúng ta có thể ngâm vào nước ấm hoặc đắp parafin nóng…

– Chườm nóng khô: Các bạn có thể lăn trứng hoặc dùng lò sưởi, chai nước nóng, túi chườm để giúp giảm sưng đau nhanh tại vị trí phẫu thuật, đồng thời còn làm tăng tuần hoàn máu ngoại vi.

Tương tự như chườm lạnh, chườm nóng cũng có những nguyên tắc mà mọi người cần nắm để việc thực hiện mang lại hiệu quả cao. Thứ nhất là lưu ý đến nhiệt độ, đối với chườm nóng khô (41 – 43 độ C và cao nhất khoảng 50 – 60 độ C), chườm nóng ướt (40 độ C và cao nhất khoảng 50 độ C). Lưu ý thứ 2 là thời gian chườm nóng, mỗi lần thực hiện 20-30 phút và cách nhau khoảng 3h mới áp dụng 1 lần, tránh lạm dụng quá nhiều làm thay đổi màu sắc của da.

Bên cạnh việc chườm nóng, chườm lạnh thì việc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ có tác dụng rất lớn cho việc giảm sưng đau. Vì vậy chúng ta cần kết hợp cả 2 bên trong và bên ngoài để mang lại hiệu quả cao nhất giúp mũi mau chóng lành hẳn.

Vậy là chuyên gia đã giải đáp những thắc mắc về câu hỏi sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh. Với câu trả lời này thì các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn. Nếu vẫn còn những điều chưa rõ thì mọi người có thể liên hệ đến trung tâm Seoul Center. Nơi đây là địa chỉ chuyên nâng mũi có chế độ chăm sóc hậu phẫu rất tốt nên được nhiều khách hàng tin tưởng.

Bài viết liên quan:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận