banner thang 11

Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi an toàn, hiệu quả nhất

Nâng mũi là giải pháp thẩm mỹ giúp chị em có được dáng mũi cao thanh tú, hài hòa và cân đối với khuôn mặt. Tuy nhiên, sau khi nâng mũi xuất hiện tình trạng tụ máu bầm kém thẩm mỹ. Tham khảo một số cách làm tan máu bầm sau nâng mũi an toàn, hiệu quả tại nhà  nangmuithammyhanquoc.com được chia sẻ dưới đây

Tụ máu sau nâng mũi do đâu?

Hiện tượng tụ máu bầm sau nâng mũi bởi quá trình các lớp mô và biểu bì đang dần hồi phục sau khi da bị tổn thương do can thiệp dao kéo. Một số nguyên nhân khiến tình trạng tụ máu bầm gia tăng và kéo dài đó là: Cơ địa, kỹ thuật nâng mũi và chế độ chăm sóc sau phẫu thuật.

Tụ máu bầm sau nâng mũi là phản ứng bình thường sau thẩm mỹ
Tụ máu bầm sau nâng mũi là phản ứng bình thường sau thẩm mỹ

Sau khi trải qua quá trình phẫu thuật nâng mũi, các mạch máu dưới da ít nhiều bị tổn thương do can thiệp dao kéo. Một số trường hợp các mao mạch máu chưa thoát ra hết gây nên tình trạng tích tụ dẫn đến bầm tím. Tụ máu bầm sau khi nâng mũi là hiện tượng bình thường thể hiện quá trình mô và lớp biểu bì đang dần hồi phục.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp tình trạng tụ máu bầm nặng và kéo dài có thể do ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây:

  • Cơ địa: Đối với một số trường hợp có cơ địa dữ, vết thương lâu lành sẽ xuất hiện tình trạng mũi sưng tấy và bầm tím lâu ngày hơn so với bình thường.
  • Kỹ thuật nâng mũi: Các công nghệ nâng mũi hiện đại bao giờ cũng an toàn hạn chế xâm lấn so với các công nghệ cũ lạc hậu. Khi ứng dụng các công nghệ nâng mũi lạc hậu sẽ gặp phải tình trạng tụ máu bầm nặng và kéo dài hơn.
  • Chăm sóc tại nhà: Chế độ chăm sóc tại nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp rút ngắn thời gian lành thương và đạt được kết quả thẩm mỹ như mong đợi. việc chăm sóc không đúng cách có thể khiến máu tụ bầm lâu tan và kéo dài thời gian hồi phục mũi sau nâng.

Nâng mũi bao lâu hết bầm?

Thông thường, sau khi nâng mũi sẽ bị tụ máu bầm trong khoảng  1- 2 tuần đầu tiên. Sau khoảng thời gian này, tình trạng tụ máu bầm sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn. Nếu qua thời gian này mà bạn nhận thấy tình trạng tụ máu bầm vẫn chưa hết thì cần đến thăm khám để được tư vấn hướng xử lý phù hợp, tránh dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Tình trạng tụ máu bầm sẽ biến mất trong khoảng 1 - 2 tuần sau nâng mũi
Tình trạng tụ máu bầm sẽ biến mất trong khoảng 1 – 2 tuần sau nâng mũi

Cụ thể thời gian vết thương sau nâng mũi hồi phục diễn ra như sau:

  • Trong 1 – 2 ngày đầu sau nâng, vết thương sẽ xuất hiện tình trạng đỏ sẫm do tụ máu. Thời điểm này bạn sẽ cảm nhận được vùng mũi hơi đau nhức, khó chịu.
  • Trong 5 – 6 ngày tiếp theo, vết thương đã dần bớt đau nhức, màu đỏ tím dần chuyển sang màu xanh lá.
  • Từ 7 – 10 ngày tiếp theo, vết thương sẽ dần chuyển qua màu hơi ngả vàng. Thời điểm này các mạch máu đã dần ổn định và biến mất trong vài ngày sau đó.

Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả nhất

Thông thường, tình trạng tụ máu bầm sau nâng mũi sẽ hết hoàn toàn từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên trên thực tế thời gian lành thương vẫn có thể được rút ngắn nếu bạn có chế độ chăm sóc đúng cách. Bạn có thể áp dụng một số cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả dưới đây.

Chườm nóng để làm tan máu bầm

Áp dụng phương pháp chườm nóng cũng là một trong những cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả được nhiều người thực hiện. Độ ấm vừa phải sẽ giúp cục máu đông nhanh chóng tan ra và lưu thông như bình thường.

Bạn hãy sử dụng túi chườm chuyên dụng, cho nước nóng vào bên trong và chườm nhẹ vào khu vực 2 bên má xung quanh mũi. Không chườm trực tiếp lên vết thương hở để tránh gây nhiễm trùng. Đặc biệt, cần làm sạch vết thương và khử trùng dụng cụ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.

Chườm nóng để làm tan máu bầm hiệu quả
Chườm nóng để làm tan máu bầm hiệu quả

Làm tan máu bầm bằng cách massage nhẹ nhàng mũi

Dùng một lực tay vừa đủ ma sát nhẹ nhàng lên khu vực xung quanh vết thương sẽ giúp tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Đây là cách làm tan máu bầm sau nâng mũi dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao mà nhiều người áp dụng.

Quá trình thực hiện bạn chỉ sử dụng đầu ngón tay đã được làm sạch massage nhẹ nhàng xung quanh vết thương. Tuyệt đối không được dùng tay sờ trực tiếp lên vết mổ để tránh nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác. Bên cạnh đó, chỉ sử dụng một lực vừa đủ để massage trong khoảng 5 phút chứ không được nắn bóp hoặc tác động mạnh lên mũi.

Massage nhẹ nhàng giúp tăng khả năng lưu thông máu, giảm bầm hiệu quả
Massage nhẹ nhàng giúp tăng khả năng lưu thông máu, giảm bầm hiệu quả

Dùng gừng tươi làm tan máu bầm sau nâng mũi

Một mẹo dân gian làm tan máu tầm khá hiệu quả được lưu truyền đó là dùng gừng tươi. Gừng có tính ấm, có khả năng giảm đau, kháng viêm trên vết thương khá hiệu quả. Sử dụng gừng tươi trong khoảng 1 tuần đầu sau nâng mũi sẽ giúp làm tan máu bầm và giảm đau nhanh chóng.

Để thực hiện làm tan máu bầm bằng dừng, bạn hãy rửa sạch một củ gừng nhỏ, lăn nhẹ lên khu vực xung quanh mũi. Tuyệt đối không được lăn trực tiếp lên vết thương để tránh nhiễm trùng. Mỗi ngày bạn hay lăn mũi cùng gừng tươi 1 – 2 lần trong khoảng 5 phút để giảm các cảm giác khó chịu, bầm tím.

Củ gừng tươi cũng là nguyên liệu hỗ trợ cải thiện tụ máu bầm hiệu quả
Củ gừng tươi cũng là nguyên liệu hỗ trợ cải thiện tụ máu bầm hiệu quả

Uống thuốc làm tan máu bầm theo chỉ định bác sĩ

Mỗi người sau khi trải qua quá trình phẫu thuật nâng mũi sẽ được bác sĩ chỉ định đơn thuốc uống tại nhà và dặn dò chăm sóc hậu phẫu, tái khám đúng thời gian. Trong số các loại thuốc kê, bác sĩ có cho thêm thuốc uống có tác dụng hỗ trợ làm tan máu bầm.

Điều bạn cần làm là tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn chăm sóc, uống thuốc đúng giờ và tái khám đúng thời điểm để giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc uống không rõ nguồn gốc, tự ý uống thuốc giảm đau bên ngoài để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn cho vết thương.

Sử dụng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm tan máu bầm
Sử dụng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm tan máu bầm

Đặt ống dẫn lưu là cách làm tan máu bầm ở sống mũi

Đặt ống dẫn lưu là cách làm tan máu bầm sau nâng mũi nhanh chóng, hiệu quả nhất hiện nay. Sử dụng ống dẫn lưu sẽ giúp cho tình trạng máu bầm, dịch tụ trong khoang mũi nhanh chóng thoát ra bên ngoài và cải thiện tình trạng bầm tím hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không thể tự đặt ống dẫn lưu mà cần có chỉ định thực hiện của bác sĩ.

Bí quyết chăm sóc giúp mũi nhanh hết máu bầm

Như đã chia sẻ, chế độ chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng đối với quá trình lành thương. Bên cạnh những cách làm tan máu bầm sau nâng mũi, bạn hãy tuân thủ một số bí quyết chăm sóc dưới đây để giúp mũi nhanh hết bầm và vào form như mong đợi.

Chỉ dẫn vệ sinh, chăm sóc mũi sau nâng

  • Trong 2 tuần đầu sau nâng mũi, bạn nên kiêng rửa mặt bằng mỹ phẩm có chứa chất hóa học. Chỉ nên làm sạch da mặt bằng cách dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau nhẹ nhàng.
  • Đối với khu vực vết thương sau nâng mũi, bạn sử dụng tăm bông lau nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để làm sạch và hạn chế viêm nhiễm.
  • Không nên vận động mạnh, chơi thể thao trong khoảng thời gian đầu sau nâng mũi để tránh các tác động đến vết thương.
  • Che chắn cẩn thận cho mũi mỗi khi ra ngoài để tránh bụi bẩn và các tác nhân từ tia nắng ảnh hưởng đến sự phục hồi của vết thương.
  • Nên ngủ theo tư thế nằm thẳng cho đến khi mũi hồi phục hoàn toàn. Tránh nằm tư thế nghiêng bởi có thể làm dáng mũi bị lệch, vẹo, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Chăm sóc mũi sau khi nâng đúng cách để nhanh hết máu bầm
Chăm sóc mũi sau khi nâng đúng cách để nhanh hết máu bầm

Ăn gì để tan máu bầm nhanh nhất?

Những loại thực phẩm nên ăn để tan máu bầm nhanh chóng sau khi nâng mũi như: Rau màu xanh đậm, trái cây giàu vitamin C, thực phẩm giàu kẽm… Cụ thể các loại thực phẩm bạn nên tăng cường bổ sung như sau:

  • Các loại rau có màu xanh đậm giàu vitamin K, chất xơ và các nhóm vitamin thiết yếu khác có khả năng tăng tốc độ phục hồi và làm lành vết thương, giảm sưng và bầm tím hiệu quả. Một số loại rau có màu xanh đậm như: Bông cải xanh, cải kale, rau chân vịt…
  • Nhóm trái cây giàu vitamin C nên ăn sau nâng mũi như: Cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, cherry… Hàm lượng vitamin C dồi dào có khả năng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Kẽm là một yếu tố vi lượng có khả năng thúc đẩy phục hồi làn da nhanh chóng, tăng cường lưu thông máu cho vết thương nhanh lành mà không để lại sẹo xấu. Một số loại thực phẩm giàu kẽm nên tăng cường sau nâng mũi như: Các loại hạt ngũ cốc, thịt nạc heo, bánh mì…
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A như: Trứng, sữa tươi, các loại rau củ có màu đỏ, hạt hướng dương, cà rốt, khoai lang… đều là những thực phẩm bạn nên tăng cường bổ sung sau nâng mũi. Hàm lượng vitamin A có trong các loại thực phẩm này được xem như một hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên tốt cho quá trình tăng cường tái tạo da, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
Bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi để giúp vết thương nhanh lành
Bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi để giúp vết thương nhanh lành

Ngoài những thực phẩm cần tăng cường bổ sung, sau khi nâng mũi, bạn cũng cần chú ý kiêng khem một số thực phẩm gây tác động tiêu cực đến vết thương sau thẩm mỹ. Một số cái tên tiêu biểu cần kiêng khem nghiêm ngặt có thể kể đến như: rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống có chứa chất kích thích…

Trên đây là những chia sẻ cách làm tan máu bầm sau nâng mũi an toàn, hiệu quả. Bạn hãy chú trọng chế độ chăm sóc, vệ sinh đúng cách tại nhà để giúp vết thương nhanh lành và đạt kết quả thẩm mỹ như ý. Liên hệ hotline 1800 3333 để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách sau nâng mũi.

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận