Nốt ruồi trên mặt thường được xem là mang nhiều ý nghĩa về mặt nhân tướng học. Tuy nhiên, không phải lúc nào nốt ruồi cũng mọc được ở các vị trí đẹp và duyên. Một số trường hợp, nốt ruồi mọc ở những nơi khá kém duyên nên người ta thường có khao khát tẩy xóa chúng. Vậy có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không? Vì sao?
Có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không? Vì sao?
Ngoại hình ngày càng được chú trọng và đề cao trong xã hội hiện đại. Việc sở hữu một vài nốt ruồi kém duyên trên khuôn mặt làm ta trông kém sắc và bị tự ti nhiều hơn. Đây cũng là lý do khiến nhiều người muốn xóa bỏ nốt ruồi trên mặt.
Tuy nhiên, việc có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không là lo lắng và băn khoăn của khá nhiều người. Vì từ xa xưa ta thường được biết là nốt ruồi trên mặt thường có ý nghĩa nhất định về mặt nhân tướng học như vận mệnh, tính cách, đường tình duyên.
Theo nhiều bác sĩ da liễu, nốt ruồi là một khối u lành tính và mọc ở lớp trung và thượng bì của da. Sẽ có hai loại nốt ruồi, phẳng hoặc lồi (nhô cao hơn so với bề mặt da). Nhìn chung, màu sắc nốt ruồi thường nâu sẫm hoặc đen.

Với những người cẩn thận, kỹ lưỡng, trước khi quyết định xóa nốt ruồi, họ thường tìm hiểu khá kỹ về nhiều vấn đề như: ý nghĩa nốt ruồi, địa chỉ uy tín để xóa nốt ruồi. Đặc biệt là, có nên tẩy nốt ruồi trên mặt của bản thân không?
Trước khi có câu trả lời cho vấn đề này, trước hết, bản thân cần phải xác định một vài vấn đề bao gồm:
- Nốt ruồi là nốt ruồi sinh lý hay bệnh lý. Có cảm giác sưng đau, khó chịu hay mệt mỏi do nốt ruồi gây ra hay không?
- Nốt ruồi có ý nghĩa gì về mặt nhân tướng học không?
- Nốt ruồi có ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ dẫn đến việc phải xóa bỏ ngay lập tức không?

Sau khi xác định xong câu trả lời, chính bản thân bạn sẽ có thể biết được nên hay không nên xóa nốt ruồi mặt. Tóm lại, nếu đây là nốt ruồi lành tính, nguồn gốc sinh lý và ảnh hưởng thẩm mỹ thì khuyến khích nên tẩy bỏ để cải thiện ngoại hình.
Ngược lại, nếu nốt ruồi thuộc vào một trong các trường hợp khác đã liệt kê, việc tẩy bỏ nốt ruồi cần phải xem xét lại và tránh việc tự ý xử lý nốt ruồi để đảm bảo an toàn. Sau khi có được câu trả lời cho việc có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không, việc tìm hiểu thêm một vài phương pháp tẩy sẽ có ích cho độc giả.
Các phương pháp tẩy nốt ruồi hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu làm đẹp hiện nay, ngày càng nhiều phương pháp tẩy xóa nốt ruồi xuất hiện. Mỗi phương pháp thường có những ưu, nhược điểm chuyên biệt và phù hợp với từng cá nhân khác nhau.
Có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không còn tùy thuộc vào cơ sở thực hiện tẩy xóa nốt ruồi. Đừng chủ quan nghĩ rằng việc xóa bỏ nốt ruồi là điều đơn giản và không cần chú trọng. Thực chất, nếu không cẩn thận và tự ý xử lý nốt ruồi sẽ dễ để lại sẹo và nhiều vấn đề da liễu khác.
Một số phương pháp tẩy nốt ruồi trên mặt hiện nay có thể kể đến bao gồm:
● Đốt nốt ruồi bằng nhiệt điện
Đây là một trong các phương pháp tẩy nốt ruồi khá truyền thống. Kỹ thuật dùng điện đốt cháy nốt ruồi qua một vài lần sẽ giúp tẩy xóa nốt ruồi từ từ trong thời gian dài. Lợi ích duy nhất của phương pháp này là tiết kiệm chi phí.
● Sử dụng hóa chất
Phương pháp tẩy nốt ruồi này đơn giản nhất và chỉ áp dụng với các loại nốt ruồi đơn giản, nhỏ và dễ trị. Mặt hạn chế của phương pháp này là dễ để lại sẹo vì hóa chất có tính ăn mòn và kém chọn lọc, dễ gây bỏng da.

● Phương pháp bắn tia laser
Dùng tia laser bốc hơi nốt ruồi là một trong những phương thức đốt nốt ruồi hiện đại. Kỹ thuật này giúp loại bỏ nốt ruồi có chân tới tận phần trung bì. Nhược điểm phương pháp là khả năng để lại sẹo khá cao.
● Thực hiện tiểu phẫu
Phương pháp này được xem là giải pháp phù hợp với đa số các trường hợp. Đặc biệt với các tình trạng khó trị như nốt ruồi lớn, nổi gồ trên da hoặc ăn sâu dưới da. Thường bác sĩ da liễu sẽ là người trực tiếp thực hiện tiểu phẫu để mang lại kết quả tốt nhất.
Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt sau khi tẩy nốt ruồi
Sau khi tẩy nốt ruồi, cảm giác đầu tiên là trạng thái trống rỗng và thiếu thiếu thứ gì đó trên khuôn mặt. Nhìn chung, tình trạng da láng mịn và phục hồi sau khi tẩy nốt ruồi phụ thuộc hai yếu tố chính là tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc của khách hàng.
Có khá nhiều trường hợp trước đây do không biết cách chăm sóc, da thường tự khô và đóng vảy sau 2-3 ngày tẩy nốt ruồi và để lại sẹo lõm sau đó. Thậm chí, các vết sẹo lõm này trông còn kém thẩm mỹ hơn nốt ruồi ban đầu.

Để ngăn ngừa sẹo và giúp da phục hồi nhanh chóng sau khi tẩy nốt ruồi cần chăm sóc da như sau:
- Giữ ẩm vết thương bằng các loại băng hydrocolloid để giúp phần da được cân bằng ẩm, thúc đẩy sản sinh các tế bào da non và phục hồi tốt hơn.
- Thường xuyên vệ sinh vùng da sau khi tẩy nốt ruồi bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch dùng ngoài khác. Không nên sử dụng oxy già hoặc các chế phẩm chứa iod vì có thể để lại sẹo nặng hơn.
- Cẩn thận trong khi ăn uống, kiêng khem tuyệt đối các loại thực phẩm có thể để lại sẹo như thịt bò, các loại đồ nếp, hải sản, gà, vịt,…
- Tăng cường ăn các loại thức ăn tốt cho quá trình hồi phục của da như các loại trái cây cam, chanh, dâu giàu vitamin C,E kèm với các loại rau xanh.
Cuối cùng, nên hạn chế đụng tay hoặc chà xát vào vết thương vì có thể khiến da bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bảo vệ phần da sau khi tẩy nốt ruồi kỹ lưỡng khi đi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang, đội nón,…
Hy vọng bài viết đã giúp mọi người giải đáp được thắc mắc về việc có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không. Thật ra, việc tẩy hay không sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Quan trọng là bản thân phải chắc chắn về quyết định này. Chúc quý độc giả nhanh chóng xinh đẹp và thành công như mong đợi!
Bài viết liên quan:
Bình luận