banner thang 11

Da mũi mỏng có nâng mũi được không?

Da mũi mỏng gây khó khăn khi nâng mũi bởi đòi hỏi kỹ thuật xử lý phải chính xác, khéo léo và phương pháp phù hợp. Vì vậy da mũi mỏng có nâng mũi được không còn cân nhắc vào tình trạng mũi trước đó. Hãy cùng nangmuithammyhanquoc.com tìm hiểu  bài viết dưới đây lý giải sâu hơn về vấn đề này và tìm kiếm cách phòng ngừa hậu quả nâng mũi cho da mũi mỏng.

Da mũi mỏng, dáng mũi thấp khó chỉnh sửa
Da mũi mỏng, dáng mũi thấp khó chỉnh sửa

Thế nào là da mũi mỏng?

Da mũi mỏng là một tình trạng cơ địa bẩm sinh có phần đầu mũi rất mỏng, lớp biểu bì da bên ngoài mỏng hơn và lớp hạ bì bên trong có ít chất béo. Một số ít trường hợp có da mũi mỏng là do phẫu thuật, can thiệp thẩm mỹ thất bại.

Có thể nhận biết tình trạng da mũi mỏng qua các dấu hiệu bên ngoài thông qua phần đầu mũi dễ dàng ửng đỏ cho dù không có bất kỳ tác động nào. Các tĩnh mạch và mạch máu trên cánh mũi, đầu mũi hiện lên rõ rệt.

Da mũi mỏng có nâng mũi được không?

Da mũi mỏng có thể nâng mũi được tuy nhiên mức độ khó vẫn cao hơn so với da mũi bình thường. Da mũi mỏng phải thực hiện các kỹ thuật nâng mũi phức tạp và tỉ mỉ để đảm bảo kết quả không bị căng bóng, đỏ phần chóp mũi, lộ sóng mũi.

Da mũi mỏng là một khó khăn lớn khi thực hiện nâng mũi vì phần da quá mỏng và ít, khó có thể nâng đỡ sụn mũi tạo thành dáng mũi cao tự nhiên, chân thật. Vì vậy nếu bác sĩ thực hiện không có đủ trình độ và kỹ thuật tốt thì khả năng thành công rất thấp, để lại biến chứng cao.

Da mũi thấp có thể nâng mũi đẹp, tự nhiên
Da mũi thấp có thể nâng mũi đẹp, tự nhiên

Phương pháp nâng mũi dành cho trường hợp da mũi mỏng

Các phương pháp nâng mũi dành cho da mũi mỏng phổ biến hiện nay là nâng mũi S Line, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi cấu trúc:

Nâng mũi S Line

Nâng mũi S Line ứng dụng kỹ thuật mổ kín, tránh tạo nên vết thương ngoài, hạn chế tổn thương lên vùng da mũi mỏng. Phương pháp này tạo nên dáng mũi mềm mại, độ cao và độ cong hoàn hảo, phù hợp với nét đẹp Á Đông.

Nâng mũi S Line có thể khắc phục hiệu quả các tình trạng mũi thấp, mũi hếch, da mũi mỏng và hạn chế được các biến chứng sưng đỏ chóp mũi, sưng bầm, lộ sống. Đây cũng là một trong những phương pháp nâng mũi được ưa chuộng nhất hiện nay.

Nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn kết hợp cả 2 loại sụn tự thân và sụn nhân tạo để cải thiện dáng mũi thấp triệt để. Phương pháp này có thể cho hiệu quả mũi thon nhỏ, sống mũi cao thẳng và chóp mũi dài cân đối.

Nâng mũi bọc sụn sử dụng sụn tự thân lấy từ vành tai để khắc phục tình trạng bóng đỏ đầu mũi, căng chóp mũi. Vì vậy phương pháp này hoàn toàn phù hợp với người có da mũi mỏng, sống mũi thấp mong muốn cải thiện khuyết điểm.

Nâng mũi bọc sụn mang lại dáng mũi tự nhiên, cao đẹp
Nâng mũi bọc sụn mang lại dáng mũi tự nhiên, cao đẹp

Nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc được áp dụng khi chỉnh sửa các dáng mũi phức tạp bằng cách can thiệp để thay đổi toàn bộ cấu trúc mũi bên trong. Phương pháp này có thể cải thiện mọi khuyết điểm của sống mũi, đầu mũi, trụ mũi và chóp mũi, mang lại một dáng mũi mới đẹp tự nhiên, đúng tiêu chuẩn thẩm mỹ.

Bằng cách thay đổi cấu trúc mũi, phương pháp này có thể loại bỏ khuyết điểm da mũi mỏng, nâng cao sống mũi mềm mại, hoàn hảo mà không để lại các biến chứng.

Lưu ý khi nâng mũi cho da mũi mỏng

Để đảm bảo nâng mũi tránh các biến chứng và rủi ro không mong muốn, bạn phải lưu ý một vài điều khi nâng mũi cho da mũi mỏng như sau:

Không lạm dụng sụn

Không nên vì mong muốn nâng mũi thật cao mà lạm dụng tỷ lệ sụn quá mức. Theo đó, bạn nên nghe theo tư vấn của bác sĩ để xác định tỷ lệ sụn mũi phù hợp với tình trạng mũi, mang lại độ cao vừa phải, tự nhiên và tránh lộ sống, chóp mũi căng đỏ.

Sử dụng vật liệu hỗ trợ nâng mũi

Nâng mũi cho da mũi mỏng cần phải có vật liệu hỗ trợ là sụn tự thân để mang lại độ tương thích cao nhất. Từ đó tránh được tình trạng nhiễm trùng, thúc đẩy sự tăng sinh collagen và elastin, tạo nên dáng mũi đẹp.

Lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín để có dáng mũi đẹp
Lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín để có dáng mũi đẹp

Chọn địa chỉ nâng mũi uy tín

Da mũi mỏng khi nâng mũi đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao. Vì vậy bạn nên lựa chọn một địa chỉ nâng mũi uy tín, chất lượng cao, có bác sĩ có trình độ và tay nghề kỹ thuật vững chắc thực hiện. Nhờ đó sẽ giảm được tối thiểu các rủi ro xảy ra.

Mũi bè, xương mũi thô thì không nên nâng cao

Đối với dáng mũi bè, có xương mũi thô thì không nên nâng mũi quá cao. Để xử lý trường hợp này buộc phải cải thiện phần xương mũi mới có thể nâng mũi. Vì vậy nếu giữ nguyên sống mũi trước thì không để đặt sụn nâng mũi quá cao.

Da mũi mỏng có nâng mũi được không còn tùy thuộc vào tình trạng mũi cần phải xử lý. Tuy nhiên, đó vẫn là một khuyết điểm gây khó khăn cho quá trình nâng mũi. Vì vậy hãy lựa chọn phương pháp phù hợp và bác sĩ thực hiện có trình độ cao để giúp bạn sở hữu một dáng mũi cao, thon đẹp, phòng tránh được các rủi ro, biến chứng.

Xem thêm bài viết liên quan

Viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không?

Xỏ khuyên mũi có phá tướng không? Những lưu ý khi thực hiện

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận