Nâng mũi là phương pháp được nhiều người lựa chọn để sở hữu chiếc mũi cao, thanh tú, hài hòa với tổng thể khuôn mặt. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp gặp phải biến chứng sau khi nâng mũi và cần phải tháo bỏ sụn để khắc phục. Bài viết sau sẽ chia sẻ những kinh nghiệm tháo mũi đã nâng mà bạn có thể tham khảo.
Tháo mũi đã nâng có đau không?
Hiện nay, rất nhiều trung tâm thẩm mỹ thực hiện nâng mũi ra đời, thế nhưng không phải địa chỉ nào cũng uy tín, chất lượng và mang lại kết quả như mong muốn. Một số trường hợp gặp phải những biến chứng như: lệch sống mũi, đầu mũi bị bóng đỏ, mũi bị nhiễm trùng, dị ứng với vật liệu mũi,… Một trong những giải pháp khắc phục hiệu quả biến chứng này đó là tháo sụn mũi nhằm đưa dáng mũi trở về hình dáng ban đầu. Thế nhưng nhiều người lo lắng không biết tháo mũi đã nâng có đau không?
Theo kinh nghiệm tháo mũi đã nâng của những khách hàng cho biết, kỹ thuật tháo mũi đã nâng tương đối đơn giản và nhanh chóng. Hơn nữa, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nên khách hàng sẽ không cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, thuốc tê hết tác dụng thì có thể sẽ cảm thấy đau nhức, mức độ đau nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây.
❖ Chất liệu sụn
Đây chính là yếu tố đầu tiên quyết định tháo mũi đã nâng có đau không. Thông thường, nếu bạn nâng mũi bằng sụn tự thân (sụn sườn, sụn vành tai, sụn vách ngăn,…) thì sẽ có cảm giác đau hơn so với chất liệu sụn nhân tạo.
Sở dĩ như vậy là bởi nếu sử dụng chất liệu sụn tự thân để nâng mũi thì sụn đã bám chặt và liên kết vào các mô vùng mũi. Bên cạnh đó, nếu quá trình nâng mũi có tác động chỉnh sửa vào phần đầu mũi, sụn vách ngăn thì kỹ thuật tháo sẽ phức tạp hơn, nhiều trường hợp phải lật da mũi lên thì mới có thể lấy sụn ra ngoài. Còn đối với trường hợp nâng mũi sử dụng sụn nhân tạo thì kỹ thuật tháo sẽ đơn giản hơn.
❖ Thời điểm tháo mũi đã nâng
Kinh nghiệm tháo mũi đã nâng hạn chế tối đa cảm giác đau đó chính là cần phải biết thời điểm nào tháo sụn mũi là tốt nhất.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, thời điểm thích hợp để tháo mũi đã nâng là khoảng 1 tháng sau khi thực hiện phẫu thuật. Lúc này, chất liệu sụn vẫn chưa cố định chặt chẽ trong khoang mũi nên việc đưa ra ngoài sẽ dễ dàng hơn nhiều, từ đó giảm tình trạng đau nhức. Đối với các trường hợp phát hiện biến chứng muộn (sau hơn 1 tháng) thì sẽ cần 3 – 6 tháng để tháo bỏ chất liệu sụn ra ngoài.
Tuy kỹ thuật tháo mũi đã nâng tương đối đơn giản, bác sĩ chỉ cần đưa chất liệu sụn ra ngoài bằng đường mổ cũ, hạn chế tối đa xâm lấn nhưng vẫn có những thương tổn nhất định. Do đó, bạn cần uống thuốc giảm sưng đau, thực hiện chế độ kiêng khem theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giúp vết thương mau lành.
Tháo sụn mũi bao lâu thì lành và hết sưng?
Khi gặp phải biến chứng sau khi nâng mũi, tùy theo tình trạng thực tế của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp để tháo sụn mũi phù hợp. Từ đó, thời gian hồi phục vết thương sẽ khác nhau ở từng khách hàng.
Thông thường, mũi sau khi tháo sụn sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày để hết sưng, dần làm quen với hiện trạng mới, bắt đầu lành và ổn định. Tuy nhiên, với những trường hợp phức tạp, phải bóc tách nhiều thì thời gian mũi lành thương sẽ kéo dài lâu hơn.
Bên cạnh đó, nếu bác sĩ tháo sụn mũi có tay nghề không tốt, thực hiện không đúng kỹ thuật, xâm lấn sâu vào cấu trúc mũi thì sẽ khiến cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn, thời gian lành thương sẽ lâu hơn, thậm chí còn có khả năng để lại sẹo xấu, kém thẩm mỹ. Chính vì thế, bạn cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn địa chỉ tháo mũi đã nâng.
Theo kinh nghiệm tháo mũi đã nâng của một số chị em là bạn nên lựa chọn những trung tâm thẩm mỹ được cấp phép hoạt động, có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và trang bị công nghệ hiện đại, đảm bảo yếu tố vô trùng – vô khuẩn để thực hiện. Nếu bạn còn đang phân vân không biết đâu là địa chỉ thẩm mỹ uy tín thì có thể tham khảo Viện thẩm mỹ Seoul Center. Đây là địa chỉ hội tụ đầy đủ những yếu tố vừa đề cập ở trên và được các tín đồ làm đẹp tin tưởng, cho những phản hồi tích cực.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm tháo mũi đã nâng và giải đáp được các thắc mắc xoay quanh vấn đề này, từ đó khắc phục hiệu quả biến chứng đáng tiếc khi nâng mũi và sở hữu chiếc mũi thanh tú như mong ước.
Bình luận