Đa số mọi người hẳn đã biết sau phẫu thuật không nên ăn hải sản để vết thương mau lành, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên trường hợp nếu chị em lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi thì điều gì sẽ xảy ra và cách xử lý như thế nào mới đúng? Bài viết này sẽ giúp chị em có lời giải đáp chính xác nhất.
Sau khi nâng mũi có được ăn hải sản không?
Thắc mắc lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi rất phổ biến và được tìm kiếm khá nhiều. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem sau khi nâng mũi có được ăn hải sản không qua những chia sẻ từ các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu của Seoul Center.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu của Seoul Center, thì câu trả lời chính xác cho thắc mắc nâng mũi có được ăn hải sản không là KHÔNG. Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên nằm trong “danh sách đen” các loại thực phẩm cần phải kiêng sau khi nâng mũi hay thực hiện bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào.
Điều này đã được khẳng định rộng rãi trên toàn thế giới, tại bất kỳ cơ sở thẩm mỹ nào cũng sẽ đều hướng dẫn cho khách hàng về việc kiêng hải sản. Vậy vì sao nâng mũi xong lại không được ăn hải sản? Cùng phân tích chi tiết qua các nội dung dưới đây.
Xem thêm bài viết liên quan
- Nâng mũi bao lâu được ăn ốc? Kiêng ăn những thực phẩm nào?
- Nâng mũi ăn con cút được không? Nên ăn gì và kiêng gì sau nâng mũi?
Vì sao phải kiêng ăn hải sản sau khi nâng mũi?
Thực tế thì nhóm thực phẩm hải sản là một nhóm thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe. Trong các loại hải sản như tôm, cá, hàu, cua,… có chứa rất nhiều Vitamin B, Vitamin A, Omega-3, Protein,… rất tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe sau khi phẫu thuật.
Thông thường hải sản chứa một lượng lớn protein, một trong những loại chất cực tốt cho quá trình phục hồi vết thương, giúp da mau lành. Tuy nhiên, nếu bạn nạp quá nhiều protein vào trong cơ thể trong giai đoạn đang có các vết thương hở thì sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi da lên quá mức, dẫn tới sự hình thành của các vết sẹo xấu xí.
Ngoài ra, ăn hải sản trong giai đoạn này cũng sẽ gây ra các tình trạng kích ứng, dị ứng, ngứa ngáy khó chịu. Điều này cũng sẽ khiến cho quá trình phục hồi vết thương trở nên thiếu ổn định, kéo dài hơn. Do đó, hải sản chính là thực phẩm đầu tiên và tối kỵ mà bạn cần phải gạt bỏ khỏi thực đơn hàng ngày sau khi nâng mũi.
Ngoài ra, bạn nên kiêng ăn hải sản sau khi nâng mũi vì hải sản có tính tanh, có thể khiến vết thương bị bết dính, khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Chất histamine trong hải sản là một chất có thể gây ra các phản ứng viêm, khiến vết thương sưng tấy, mưng mủ, lâu lành.
Sau khi nâng mũi bao lâu được ăn hải sản trở lại?
Theo lời khuyên của bác sĩ CK II Nguyễn Kim Khoa, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, thì thời điểm thích hợp nhất mà bạn có thể ăn hải sản sau khi nâng mũi đó là khoảng 3-6 tháng, tùy vào cơ địa của mỗi người.
Đây là giai đoạn mũi của bạn đã ổn định và vào form nhất, cũng như vết thương đã lành hoàn toàn. Do đó, nếu ăn hải sản sẽ không còn lo việc vết sẹo xuất hiện và các triệu chứng khác xảy ra.
Khi bạn thực hiện nâng mũi tại Seoul Center, bạn sẽ được theo dõi một cách kỹ lưỡng về tình trạng mũi của mình và được bác sĩ, chuyên gia tại đây xác định thời điểm mà mũi của bạn đã hoàn toàn ổn định. Lúc này, bạn sẽ không cần phải thực hiện một chế độ ăn uống, kiêng khem khắt khe nữa mà có thể ăn uống một cách thoải mái theo mong muốn của mình.
Sau khi nâng mũi, bạn nên kiêng ăn hải sản 3 – 6 tháng cho đến khi dáng mũi ổn định trở lại
Lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi có sao không?
Việc lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Lượng hải sản bạn ăn: Ăn một lượng nhỏ hải sản có thể không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều hải sản, nguy cơ gặp các tác dụng phụ sẽ cao hơn.
- Cơ địa dị ứng của bạn: Nếu bạn có cơ địa dị ứng với hải sản, việc ăn hải sản sau khi nâng mũi có thể khiến bạn bị nổi mẩn ngứa, mề đay, sưng tấy, ảnh hưởng đến quá trình lành thương của vết mổ.
- Tình trạng vết thương của bạn: Nếu vết thương của bạn đang trong giai đoạn hồi phục, việc ăn hải sản có thể khiến vết thương bị sưng tấy, mưng mủ, lâu lành.
Cách xử lý khi lỡ ăn hải sản sau nâng mũi
Nếu lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi thì tốt nhất bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ để họ có cách khắc phục sớm nhất tình trạng này. Có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc để ngăn chặn tối đa những biến chứng do hải sản gây nên lên vết thương hở. Hãy nhớ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để khắc phục khi chưa có chỉ định nào từ bác sĩ.
Sau cùng điều chị em cần chú ý là cố gắng tránh tiếp tục ăn hải sản nói riêng hay các thực phẩm ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục hậu nâng mũi nói chung như rau muống, các món từ gạo nếp, thịt bò-thịt trâu, thịt gà- thịt vịt, trứng…
Thay vào đó hãy bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có thể thúc đẩy vết thương nhanh lành gồm các loại trái cây như cam, bưởi, đu đủ, việt quất, ổi…; ăn các loại rau củ như rau má, rau dền, bí đỏ, cà chua, cà rốt; các loại đậu, nấm…; uống các thức uống như sữa, sữa đậu nành, sữa chua, nước ép cam bưởi, nước ép dứa…
Các câu hỏi thường gặp
Để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về việc lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi thì chúng tôi đã đưa ra một số giải đáp về các vấn đề liên quan dưới đây:
Nâng mũi ăn hàu được không?
Sau khi nâng mũi, bạn cần kiêng ăn hàu ít nhất 1 tháng. Bởi hàu nằm trong danh sách đồ biển cần kiêng để tránh tình trạng vết mổ bị kích ứng, mưng mủ và lâu lành.
Nâng mũi ăn tôm được không? Kiêng bao lâu?
Sau khi nâng mũi, tuyệt đối không nên ăn tôm bởi chúng dễ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết mổ. Theo đó, bạn cần ít nhất kiêng 1 tháng đợi cho vết thương lành hẳn, không còn cảm giác sưng đau nữa rồi mới có thể ăn tôm. Tuy nhiên, lúc này bạn cũng không nên nạp quá nhiều tôm vào cơ thể để tránh tối đa việc để lại sẹo xấu cho vết mổ.
Nâng mũi ăn nghêu được không?
Nghêu được đưa vào danh sách cần kiêng sau khi nâng mũi. Theo các chuyên gia, trong hến có chứa Adenovirus làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trên cơ thể người. Đặc biệt khi vừa mới phẫu thuật mũi xong, vết thương chưa lành, virus này sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Đồng thời, trong hến, trai,…có chứa kim loại nặng như thủy ngân, chì, cadimi gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn.
Nâng mũi ăn mực được không?
Người sau khi phẫu thuật mũi không nên ăn mực bởi có thể gây ra kích ứng, mưng mủ, vết mổ lâu lành và hình thành sẹo lồi. Nếu muốn ăn thực phẩm này, bạn cần đợi ít nhất khoảng 1 tháng sau khi vết mổ lành hẳn và được sự cho phép của bác sĩ.
Nâng mũi ăn tép được không?
Tương tự như tôm, bạn cũng không nên ăn tép sau khi nâng mũi bởi trong tép có chứa hàm lượng cholesterol cao và thành phần chứa một số chất như arginine tropomyosin,…có thể gây dị ứng, ngứa ngáy. Thậm chí, chúng còn có nguy cơ gây sẹo lồi do cơ thể đang có vết thương hở.
Như vậy, qua bài viết này đã giải đáp chi tiết cho bạn về thắc mắc lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi có sao không cũng như các lưu ý xung quanh việc ăn loại thực phẩm này. Để quá trình mũi vào form diễn ra ổn định, đừng quên tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc hậu phẫu tại nhà và nhớ đi tái khám đều đặn.
Bình luận