banner thang 11

Mang thai có nâng mũi được không? Chuyên gia giải đáp và tư vấn

Trong quá trình mang thai, mọi sinh hoạt của người mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến con. Vì vậy, câu hỏi mang thai có nâng mũi được không được đặt ra khá nhiều, chủ yếu đến từ những chị em có dự định mang thai nhưng vẫn muốn cải thiện dáng mũi đầy khuyết điểm của mình. Để trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này, mời bạn tham khảo tư vấn từ chuyên gia được nangmuithammyhanquoc.com chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Mang thai là một giai đoạn có sự thay đổi phức tạp về sức khỏe
Mang thai là một giai đoạn có sự thay đổi phức tạp về sức khỏe

Mang thai có nâng mũi được không?

Mang thai có nâng mũi được không? Theo ý kiến của nhiều bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai không nên nâng mũi. Bởi lẽ, trong giai đoạn mang thai, mọi chế độ sinh hoạt ăn uống, dùng thuốc hay tâm lý của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến con. Tuy nâng mũi chỉ là tiểu phẫu nhưng vẫn gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý cả mẹ và con.

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên nâng mũi
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên nâng mũi

Hơn nữa, việc sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình thái thai nhi, gây sinh non, vỡ ối vô cùng nguy hiểm. Ngoài phụ nữ mang thai, một số đối tượng cũng không được phép nâng mũi như:

  • Người chưa đủ 18 tuổi
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Người mắc bệnh nền như cao huyết áp, tim mạch, sức đề kháng yếu.
  • Người gặp một số vấn đề liên quan tới cấu trúc mũi.

Những trường hợp không được nâng mũi theo khuyến cáo của bác sĩ.

Tại sao không nên nâng mũi khi mang thai?

Theo các bác sĩ, có rất nhiều lý do để bạn quyết định không nâng mũi khi mang thai bởi tiểu phẫu có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và con. Cụ thể:

Thuốc gây tê có thể ảnh hưởng tới thai nhi

Tuy nâng mũi chỉ là tiểu phẫu nhưng vẫn cần dùng đến thuốc gây tê, gây mê. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Thành phần trong thuốc gây tê lưu lại ở thành dạ dày sẽ có nguy cơ gây sảy thai, làm giảm chất lượng trứng, khó thụ thai.

Thuốc gây tê khi nâng mũi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi
Thuốc gây tê khi nâng mũi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi

Ảnh hưởng đến dáng mũi mong muốn

Nâng mũi khi mang thai sẽ làm tốc độ phục hồi vết thương chậm, ảnh hưởng đến kết quả tạo hình và dễ gây biến chứng. Lý do là khi mang thai, người phụ nữ có tốc độ bình phục chậm hơn 4,5 lần so với người thường bởi nguồn dinh dưỡng chủ yếu tập trung nuôi bào thai.

Hơn nữa, do cơ thể khi mang thai khá yếu ớt nên việc nâng mũi khi mang thai có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, mũi bầm tím sưng nề kéo dài, đỏ đầu mũi, lộ chất liệu đầu mũi

Thuốc kháng sinh, chống viêm ảnh hưởng tới thai nhi

Sau khi nâng mũi, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Những loại thuốc này đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Đặc biệt, với giai đoạn 3 tháng đầu thai nhi đang trong thời kỳ phát triển, nếu dùng các loại thuốc kể trên sẽ gây ra dị tật, sẩy thai vô cùng nguy hiểm.

Tâm lý lo lắng của mẹ ảnh hưởng đến em bé

Tuy chỉ là tiểu phẫu nhưng nâng mũi ít nhiều cũng sẽ gây đau đớn, khó chịu cho người mẹ. Điều này gây ra tâm lý lo lắng, hồi hộp cho mẹ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến em bé.

Sự lo lắng, hồi hộp của người mẹ về ca nâng mũi sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi
Sự lo lắng, hồi hộp của người mẹ về ca nâng mũi sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi

Ngoài mang thai, nhiều người cũng thắc mắc bị viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không.

Một số câu hỏi liên quan về nâng mũi trước và sau khi mang thai

Nâng mũi trước khi mang thai bao lâu?

Theo ý kiến của các bác sĩ, bạn có thể nâng mũi trước khi mang thai khoảng 3-4 tháng hậu phẫu. Thời gian nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tốc độ hồi phục của cơ thể. Khi mũi hồi phục hoàn toàn bạn mới có đủ điều kiện để mang thai.

Nhằm tránh việc có thai ngoài ý muốn, bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn trước ngày làm mũi khoảng 2 tuần đến khi mũi bình phục hoàn toàn. Đặc biệt, bạn cũng cần kiêng quan hệ trong 1-2 tuần đầu sau khi nâng mũi.

Sinh con xong bao lâu thì được nâng mũi?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, sau sinh ít nhất 15 tháng mới nên phẫu thuật nâng mũi. Bởi lẽ, sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ cần được nghỉ dưỡng và có những thay đổi về nội tiết tố, đặc biệt là ở tuyến sữa và hormone sinh dục nữ. Vì vậy, cần mất khoảng 3-6 tháng để cơ thể hồi phục hoàn toàn.

Chị em cần đợi ít 15 tháng sau sinh mới có thể nâng mũi
Chị em cần đợi ít 15 tháng sau sinh mới có thể nâng mũi

Hơn nữa, trong quá trình nâng mũi cần sử dụng thuốc gây mê và sử dụng thuốc kháng sinh sau khi kết thúc tiểu phẫu để giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Việc sử dụng những loại thuốc này sẽ đi qua đường sữa mẹ ảnh hưởng tới đứa trẻ. Tốt nhất bạn nên chờ khi bé đã cai sữa để đảm bảo không có bất cứ ảnh hưởng nào đến bé.

Trên đây là giải đáp chi tiết câu hỏi mang thai có nâng mũi được không. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức làm đẹp hữu ích để không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận