Mũi bị co rút là tình trạng mũi bị biến dạng tạo thành hình dáng như “mũi heo”. Tình trạng này xảy ra phổ biến sau khi nâng mũi mang tới diện mạo kém thẩm mỹ và tạo sự tự ti cho chủ sở hữu. Vậy cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Tư vấn dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng mũi bị co rút
Tình trạng mũi bị co rút về hình dáng cả bên trong và bên ngoài, dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:
- Lỗ mũi có dấu hiệu bị hếch lên do sẹo hình thành.
- Trụ mũi biến dạng, không cân xứng.
- Da mũi nhăn nhúm, co thắt giống như bị lão hóa.
- Đầu mũi bóng đỏ, sưng tấy, vết mổ có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân mũi bị co rút
Mũi co rút được xem là biến chứng khá phổ biến sau khi nâng mũi khiến mũi biến dạng, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng co rút ở mũi:
Co thắt bao xơ
Mũi co rút chủ yếu đến từ việc sử dụng sụn nhân tạo để nâng mũi. Đặc điểm của sụn nhân tạo là hình thành bao xơ, khó tương thích với cơ thể. Khi lớp bao xơ này hình thành sẽ ngăn không cho sụn liên kết với da. Mũi càng bị tổn thương sâu thì bao xơ càng trở nên dày hơn và co thắt lại khiến cho mũi co rút.

Nhiễm trùng
Khi đưa sụn vào trong mũi, nếu không có phương pháp vệ sinh, tiệt trùng sụn thì rất có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng về sau. Từ đó, khiến cho các vùng mô mũi bị tổn thương dẫn đến tình trạng co rút.
Phẫu thuật nâng mũi bị hỏng
Tình trạng sửa mũi nhiều lần cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mũi bị co rút. Lý do là bởi việc phẫu thuật nhiều lần tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ khiến nhiễm trùng và co rút sẹo. Tình trạng này thường xuất hiện ở người có sụn cánh mũi yếu, cơ địa lâu lành.
Môi trường phẫu thuật kém chất lượng
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mũi co rút sau nâng. Thông thường, những thẩm mỹ viện bình dân không có quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh như đeo khẩu trang, đeo găng tay và sử dụng dung dịch khử trùng đúng cách. Vì vậy, các tác nhân gây nhiễm trùng có thể được phát tán trong môi trường phẫu thuật.
Đặt chất liệu độn mũi không phù hợp
Việc sử dụng chất liệu sụn nhân tạo kém chất lượng sẽ bị cơ thể đào thải nhanh chóng, gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, kích thước sụn mũi không phù hợp có thể gây áp lực lên phần da mũi khiến chúng bị co rút.

Tháo sụn đã nâng nhưng chưa đặt lại sụn mới
Khi tháo sụn đã nâng trước đó thì cần thay thế bằng sụn mới ngay lập tức để tránh tình trạng mũi bị co rút. Nhiều bác sĩ cũng có thể sử dụng biện pháp tạm thời khi chưa có sụn mới bằng cách cấy mỡ trung bì để giữ dáng mũi mới.
Chăm sóc hậu phẫu sai cách
Chăm sóc hậu phẫu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến dáng mũi và khả năng hồi phục sau nâng. Cụ thể như vệ sinh sai cách, không thường xuyên, ăn uống các loại thực phẩm gây kích ứng, viêm nhiễm,…là những nguyên nhân gây ra dáng mũi không như mong muốn.

Cách xử lý mũi bị co rút sau nâng
Khi gặp tình trạng mũi bị co rút sau nâng, bạn hãy đến ngay các cơ sở thẩm mỹ uy tín hoặc bệnh viện lớn để thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Tại đây, bạn sẽ được tái phẫu thuật và giải quyết tình trạng co rút theo các bước sau:
- Tháo sụn mũi cũ, bóc tách mô xơ ở đầu mũi.
- Chỉnh hình cấu trúc mũi thông qua các miếng ghép mở rộng vách ngăn.
- Chỉnh toàn bộ đầu mũi để mũi phù hợp với vách ngăn mới.
- Nâng cao sống mũi bằng chất liệu sụn nhân tạo cao cấp.
- Sử dụng sụn đầu thân ở vành tai để bọc đầu mũi.
- Khâu vết mổ và băng nẹp mũi.
Những lưu ý để ngăn ngừa mũi bị co rút sau nâng
Trong quá trình tìm hiểu biện pháp xử lý mũi co rút, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tình trạng này được khắc phục nhanh chóng, an toàn nhất:
Chọn chất liệu sụn tốt
Chúng tôi khuyến khích bạn lựa chọn những loại sun nâng cao cấp, nhập khẩu từ nước ngoài để giảm biến chứng. Đồng thời, cân nhắc bọc sụn tự thân để tăng độ tương thích với cơ thể.
Vệ sinh mũi thường xuyên
Vệ sinh là bước vô cùng quan trọng khi chăm sóc hậu phẫu. Theo đó, bạn nên thay băng gạc hàng ngày và vệ sinh bằng nước muối sinh lý để phòng tránh nhiễm trùng, hoại tử.

Kiêng ăn theo yêu cầu của bác sĩ
Các món ăn cần kiêng sau nâng mũi như hải sản, thịt gà, trứng, đồ nếp, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu,….Những món ăn này đều có nguy cơ gây kích ứng và khiến vết thương mưng mủ, lâu lành.
Hạn chế vận động mạnh
Sau nâng mũi ít nhất 1 tháng bạn mới có thể chơi thể thao hoặc hoạt động mạnh như bê vật nặng, leo mũi,…để tránh sống mũi bị lệch. Thay vào đó, các bài tập tại chỗ, đi bộ nhẹ nhàng được khuyến khích để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Đeo khẩu trang
Cần đeo khẩu trang trước khi ra đường để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn tăng nguy cơ mũi bị nhiễm trùng, co rút sau nâng.

Lựa chọn địa chỉ sửa mũi bị co rút uy tín
Hãy tìm hiểu kỹ các cơ sở thẩm mỹ nâng mũi trước khi phẫu thuật để được xử lý tình trạng co rút triệt để, an toàn nhất.
Một trong những cơ sở thẩm mỹ mũi uy tín được nangmuithammyhanquoc.com đánh giá cao hiện nay đó là Seoul Center. Họ đã có kinh nghiệm xử lý nhiều ca mũi bị co rút, nhiễm trùng thành công và được khách hàng đánh giá cao.

Sở dĩ Seoul Center được khách hàng tin tưởng là bởi họ sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao. Việc chỉnh mũi co rút đòi hỏi tay nghề kỹ thuật tốt, tỉ mỉ để chỉnh lại chiều dài và chiều cao cho mũi. Từ đó, khắc phục triệt để tình trạng này và đem đến phom mũi chuẩn nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Seoul Center sở hữu hệ thống cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế cam kết sẽ mang tới bạn ca phẫu thuật chất lượng và an toàn nhất. Hãy liên hệ ngay với Seoul Center để được tư vấn chi tiết nhất qua hotline: 1800 3333.
Bình luận