banner thang 11

Nâng mũi ăn bánh canh được không? Nên kiêng gì để vết thương nhanh lành?

Sau nâng mũi phải kiêng cữ nhiều thực phẩm để tránh quá trình hồi phục vết thương. Trong đó, nâng mũi ăn bánh canh được không là thắc mắc của nhiều người bởi đây là món ăn sáng khá quen thuộc. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và chăm sóc tốt hậu phẫu nâng mũi.

Nâng mũi ăn bánh canh được không?

Việc nâng mũi ăn bánh canh được không khi đây là món khoái khẩu của nhiều người. Như mọi người cũng biết trong bánh canh thường chứa các nguyên liệu như sợi bánh canh (thường làm từ bột mì, bột gạo hay bột năng…), cá lóc, tôm, giò heo, trứng cút, cua…

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn có thể ăn bánh canh sau nâng mũi vì sợi bánh canh làm từ bột mì hay bột gạo không ảnh hưởng gì đến vết thương. Tuy nhiên, bạn không nên ăn cá, tôm, trứng cút… vì những thực phẩm này sẽ dễ gây kích ứng hay dễ gây sẹo thâm khi vết thương lành lại, nhất là trường hợp những người có cơ địa yếu, từng có tiền sử dị ứng với hải sản.

Nâng mũi ăn bánh canh được không được nhiều chị em băn khoăn
Nâng mũi ăn bánh canh được không được nhiều chị em băn khoăn

Lỡ ăn cá, cua hoặc trứng cút trong bánh canh có sao không?

Khi bạn đã biết nâng mũi ăn bánh canh được không rồi vậy trường hợp nếu bạn ăn bánh canh và lỡ ăn cá, tôm, cua, trứng cút thì có sao không. Theo các chuyên gia nếu bạn lỡ ăn các thực phẩm kể trên thì có thể sẽ bị ngứa ngáy, kích ứng ở vùng vết thương, gây sưng viêm, dễ gây thâm sẹo. Vì vậy, khi phát hiện lỡ ăn trúng thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.

Bên cạnh việc nên hạn chế tối đa việc ăn hải sản, trứng… sau khi nâng mũi thì bạn nên kiêng thêm những thực phẩm gì để không ảnh hưởng đến việc hồi phục vết thương. Bạn có thể xem chi tiết hơn ở phần nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!

Bạn cần liên hệ với bác sĩ khi lỡ ăn hải sản trong thời gian chờ mũi hồi phục
Bạn cần liên hệ với bác sĩ khi lỡ ăn hải sản trong thời gian chờ mũi hồi phục

Nên kiêng gì để vết thương sau nâng mũi nhanh lành?

Ngoài việc nâng mũi ăn bánh canh được không thì bạn cũng cần biết các thực phẩm cần kiêng cữ khác. Một số thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi  mà bác sĩ vẫn thường căn dặn khách hàng gồm có:

  • Hải sản như tôm, cua, ghẹ, ốc, cá biển…: vì dễ gây kích ứng, nhất là những người từng bị dị ứng với hải sản. Việc kích ứng với hải sản có thể khiến cho vùng vết thương sau nâng mũi bị ngứa, sưng viêm, gây sẹo thâm, mất thẩm mỹ khi nó lành lại.
  • Rau muống, rau ngót: có thể làm kích thích việc cơ thể sản sinh collagen quá mức dễ gây ra tình trạng sẹo lồi khi vết thương phục hồi.
Món ăn từ nếp cần được kiêng cữ để tránh gây mưng mủ vết thương
Món ăn từ nếp cần được kiêng cữ để tránh gây mưng mủ vết thương
  • Các loại thịt đỏ như bò, dê, chó, trâu…: chúng dễ khiến vết thương đang kéo da non bị sẹo thâm, không đều màu.
  • Các món ăn được nấu từ gạo nếp như xôi chè, bánh tét, bánh chưng… vì trong nếp chứa chất có thể gây mưng mủ, sưng viêm cho vết thương hở sau khi phẫu thuật nâng mũi.
  • Tránh ăn các món cay nóng như lẩu chua cay, mì tôm chua cay, gà nướng muối ớt… vì đồ cay nóng dễ khiến cơ thể đổ mồ hôi làm ướt vùng vết thương, khiến nó dễ viêm nhiễm, lâu lành lại.
  • Tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu… vì chúng có thể làm giảm miễn dịch cơ thể khiến cho vết thương sau nâng mũi chậm lành.
  • Thịt gà có thể là món khoái khẩu của nhiều người nhưng đây lại là thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi bởi nó dễ gây ngứa, mưng mủ, sưng viêm làm cho vết thương bị lâu phục hồi.
Các món cay nóng cần kiêng cữ sau khi nâng mũi tránh ảnh hưởng vết thương
Các món cay nóng cần kiêng cữ sau khi nâng mũi tránh ảnh hưởng vết thương

Bên cạnh việc kiêng khem bạn cũng cần chú ý tránh một số hoạt động làm ảnh hưởng đến vết thương hậu nâng mũi như:

  • Tránh va chạm mạnh vào vùng mũi khiến dáng mũi bị xô lệch, ảnh hưởng tính thẩm mỹ.
  • Tránh xông hơi sau nâng mũi vì hơi nóng và nước dính vào vết thương có thể khiến nó lâu lành.
  • Tránh bơi lội vì nước hồ bơi thường chứa clo, khiến vết thương lâu hồi phục, dễ viêm nhiễm.
  • Tránh ngủ nằm sấp vì mũi có thể bị ép xuống gối hay chạm nhiều vào chăn nệm, gấu bông khiến cho vi khuẩn lây lan sang, dễ khiến vết thương nhiễm trùng.
  • Tránh các hoạt động thể thao mạnh như chạy bộ, gym, thể dục nhịp điệu… khiến cho mũi khi chưa ổn định dễ bị lệch vẹo.

1 số câu hỏi liên quan về các loại bánh sau nâng mũi

Ngoài thắc mắc sau nâng mũi ăn bánh canh được không, nhiều người còn thắc mắc một số loại bánh làm từ bột mì, bột gạo hay bột năng như nui, bột lọc,… Liệu có nên ăn các loại bánh nào hay không sẽ được giải đáp dưới đây.

Nâng mũi ăn nui được không

Nui được làm từ bột gạo, bột mì cùng với trứng gà để tạo màu vàng óng. Về thành phần thì nui không hề gây bất lợi cho người mới nâng mũi vì vậy bạn hoàn toàn có thể ăn nui bình thường. Tuy nhiên, nên kiêng cữ một số thực phẩm chế biến nui cùng với hải sản, bò,… vì có thể gây kích ứng, mưng mủ.

Không ăn nui với hải sản để tránh bị kích ứng
Không ăn nui với hải sản để tránh bị kích ứng

Nâng mũi có ăn được bột lọc không

Sau nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn bột lọc bình thường nhưng tốt nhất nên kiêng 1-3 ngày. Cần chú ý tránh ăn bột lọc nhân tôm vì tính hàn trong hải sản dễ gây kích ứng khiến vết thương lâu lành. Tuy nhiên để vết thương nhanh chóng hồi phục thì tốt nhất nên kiêng bột lọc 2-3 tuần.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ trên từ Viện thẩm mỹ Seoul Center, tin rằng bạn đã biết nâng mũi ăn bánh canh được không. Dù bạn có thể ăn bánh canh nhưng cần chú ý hạn chế ăn tôm, ghẹ, trứng cút có trong tô bánh canh bởi dễ gây kích ứng, nhất là người có cơ địa dễ kích ứng với hải sản, trứng. Để vết thương nhanh lành và hạn chế tối đa những rủi ro bạn cũng cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ trong việc kiêng cữ trong ăn uống, sinh hoạt.

Mong rằng với những nỗ lực kiêng khem, vết thương sẽ sớm lành lại và bạn sẽ sở hữu được chiếc mũi xinh như ý nhé!

Xem thêm

1/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận