banner thang 11

Sau khi nâng mũi ăn bánh mì được không? Nâng mũi xong nên ăn gì?

Thẩm mỹ nâng mũi là chủ đề chưa bao giờ hạ nhiệt trên các diễn đàn làm đẹp và mạng xã hội. Chị em vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này, nhất là chế độ dinh dưỡng sau thẩm mỹ, kèm theo đó là câu hỏi nâng mũi ăn bánh mì được không? Đây là món ăn quen thuộc được nhiều người ưa chuộng, nhưng liệu có phù hợp cho người vừa thực hiện nâng mũi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Bánh mì ngon nhưng sau khi nâng mũi có nên ăn không?
Bánh mì ngon nhưng sau khi nâng mũi có nên ăn không?

Giải đáp nâng mũi ăn bánh mì được không?

Việc để lại vết thương sau khi phẫu thuật nâng mũi là điều không thể tránh khỏi, đòi hỏi bạn phải nghiên cứu chế độ dinh dưỡng hợp lý để vùng điều trị nhanh lành. Và cũng từ đây, rất nhiều nghi vấn được đặt ra về việc có được ăn bánh mì sau khi nâng mũi không. Theo các chuyên gia, bánh mì không hoàn toàn nằm trong danh sách thực phẩm cần kiêng cữ hậu phẫu. Trên thực tế, chúng ta không ăn bánh mì không mà thường dùng kèm với một số thứ khác, đây mới là điều chị em cần lưu ý.

Bánh mì là một loại thực phẩm quen thuộc tại Việt Nam, với nguyên liệu chính là bột mì, sữa, muối và đường. Có thể thấy đây là những thành phần không gây ảnh hưởng xấu đến vết thương. Thế nhưng chúng ta lại có thói quen ăn bánh mì với các loại nhân khác bên trong. Để tránh vết thương kích ứng, gặp biến chứng và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ, chúng ta cần tránh ăn bánh mì kèm những thực phẩm sau đây:

  • Trứng: Trong trứng chứa các chất kích thích sản sinh các sợi collagen đứt gãy. Khiến vùng da non mất sắc tố hoặc bị nhô lên cao hơn so với khu vực xung quanh, sinh ra tình trạng sẹo lồi, sẹo trắng mất thẩm mỹ.
  • Thịt bò: Lượng protein cao trong thịt bò khiến cơ thể đang chữa lành vết thương không thể hấp thu ngay được. Các sắc tố tự nhiên trong thịt bò dễ để lại sẹo thâm trên da.
  • Thịt gà: Thịt gà nói riêng và thịt gia cầm nói chung có thể khiến vết thương kích ứng, ngứa ngáy và dễ bị mưng mủ nhiễm trùng.
  • Các loại thịt nguội, giăm bông: Những loại thực phẩm chế biến sẵn này thường chứa một lượng muối và chất bảo quản lớn. Cơ thể dễ mất cân bằng dinh dưỡng và phải phân tán năng lượng để đào thải những chất kể trên.
  • Đồ muối chua: Nhiều người thường thích ăn bánh mì kèm đồ chua để có cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên các loại rau quả muối chua thường gây ra chướng bụng, tiêu chảy và khiến vết thương lâu lành hơn.
Các loại thịt nguội, dăm bông không nên cho vào bánh mì để ăn sau nâng mũi
Các loại thịt nguội, dăm bông không nên cho vào bánh mì để ăn sau nâng mũi

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho nâng mũi ăn bánh mì được không rồi chứ. Nhìn chung, bản thân bánh mì là loại thực phẩm lành tính, không gây ảnh hưởng đến vết thương. Bạn có thể lựa chọn ăn bánh mì không, bánh mì ngọt hoặc bánh mì nhân thịt heo, bánh mì nhân chay sau khi nâng mũi.

Tuy nhiên bánh mì thường cứng giòn, công thêm có nhân nhiều sẽ dễ gây khó khăn khi ăn, ảnh hưởng đến vết thương và định hình dáng mũi. Trong khoảng 1 tuần đầu sau khi nâng mũi bạn nên tránh ăn bánh mì, thay vào đó hãy ưu tiên những món mềm dễ ăn hơn.

Ăn bánh mì sau khi nâng mũi hãy chú ý lực chọn nhân thích hợp
Ăn bánh mì sau khi nâng mũi hãy chú ý lực chọn nhân thích hợp

Nâng mũi có được ăn bánh ngọt, bánh kem, bánh bao không?

Bên cạnh câu hỏi nâng mũi ăn bánh mì được không? Các chị em cũng rất quan tâm liệu sau khi thẩm mỹ mũi có được ăn bánh ngọt, bánh kem, bánh bao không. Cũng như bánh mì, các món ăn này khá phổ biến và không nằm trong danh sách thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi.

Bạn có thể ăn bánh bao nhưng chỉ nên ăn phần nhân gồm nấm nhĩ và thịt heo. Một số loại bánh bao thường có trứng cút và trứng muối có khả năng gây sẹo cho vết thương, tốt nhất là nên bỏ ra ngoài trước khi ăn.

Bánh ngọt, bánh kem là những loại bánh mềm, dễ nhai nuốt. Tuy thành phần có trứng làm nhiều bạn lo ngại nhưng bánh này thường chỉ sử dụng phần lòng đỏ trứng gà, không gây ra hiện tượng tăng sinh collagen như trứng bình thường.

Đúng là bạn có thể ăn các loại bánh này sau khi nâng mũi, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều các loại thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó hãy mua thực phẩm để nấu nướng, kết hợp nhiều loại thịt, rau củ v…v có lợi cho sức khỏe.

Có thể ăn bánh ngọt, bánh bao sau nâng mũi nhưng không nên ăn nhiều
Có thể ăn bánh ngọt, bánh bao sau nâng mũi nhưng không nên ăn nhiều

Bạn nên ăn gì sau khi nâng mũi?

Như đã đề cập, dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong chế độ chăm sóc tại nhà sau khi nâng mũi. Bạn sẽ cần biết được mình nên ăn gì để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi. Ngoài các loại bánh đã kể trên, hãy chú ý bổ sung những dưỡng chất như sau:

Chất đạm, protein

Nếu bạn nghĩ phải kiêng trứng, thịt bò,… sẽ làm cơ thể thiếu hụt protein thì bạn đã lầm. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein khác như thịt heo, các loại ngũ cốc và hạt, bông cải xanh, đậu phộng… Đây là nguồn protein không gây kích ứng vết thương, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe sau nâng mũi, đặc biệt là giúp vết thương nhanh lành.

Các nhóm vitamin

Các loại thực phẩm giàu Vitamin A, B, C, E có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương sau khi nâng mũi mau lành và tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Các loại rau củ như súp lơ, cải xanh, rau chân vịt, cà rốt. Hoặc các loại quả mong nước như cam, bưởi, dâu tây, lựu… là những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này.

Một số loại trái cây giàu vitamin bạn có thể lựa chọn
Một số loại trái cây giàu vitamin bạn có thể lựa chọn

Các khoáng chất cần thiết như kẽm, sắt,…

Thực phẩm nhiều kẽm và sắt sẽ hỗ trợ cho quá trình sản sinh protein và collagen, có tác dụng giảm sưng tấy ở vùng mũi. Đây cũng là những thành phần quan trọng để tạo tế bào máu, vận chuyển các dưỡng chất cần thiết đến mô bị tổn thương. Do không thể ăn các loại thủy, hải sản và thịt bò trong thời gian này. Nên bạn hãy bổ sung thay thế bằng các loại hạt khô, sữa và gạo lứt.

Có thể thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng mà chúng ta cần quan tâm khi chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật. Để được tư vấn dinh dưỡng chu đáo cho quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, ngay từ đầu bạn hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ làm đẹp uy tín, ví dụ như Seoul Center – hệ thống thẩm mỹ Hàn Quốc sẽ là một gợi ý hoàn hảo.

Sở hữu cơ sở vật chất 5 sao, đạt chuẩn vô trùng được bộ Y tế công nhận. Cùng những kỹ thuật nâng mũi độc quyền như nâng mũi SLine, nâng mũi LLine. Chắc chắn nơi này sẽ làm bạn hài lòng khi được chăm sóc hậu phẫu chu đáo, gặt hái kết quả mỹ mãn nhất qua bàn tay lành nghề của đội ngũ y bác sĩ nơi đây.

Đến Seoul Center để được trải nghiệm dịch vụ chất lượng và tư vấn tận tình nhất từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn
Đến Seoul Center để được trải nghiệm dịch vụ chất lượng và tư vấn tận tình nhất từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn

Một số câu hỏi thường gặp về các loại bánh sau nâng mũi

Bên cạnh câu hỏi nâng mũi ăn bánh mì được không, một số loại bánh khác cũng cần được cân nhắc sử dụng sau khi nâng mũi. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan có giải đáp chi tiết từ chuyên gia:

Nâng mũi ăn tokbokki được không?

Bánh gạo tokbokki tuy là món ăn ngon được nhiều chị em yêu thích nhưng chúng nằm trong danh sách cần kiêng sau khi nâng mũi. Tuy bánh gạo tokbokki chủ yếu được làm từ bột gạo màu trắng đục, nặn thành sợi nhưng lại được nấu cùng với tương ớt, thịt bò, chả cá, kim chi,…

Tương ớt có trong tokbokki sẽ gây kích ứng tới vết mổ sau nâng mũi khiến chúng lâu hồi phục hơn. Đồng thời, thịt bò có trong món ăn này có nguy cơ để lại sẹo thâm sau nâng mũi rất mất thẩm mỹ. Vì vậy, cần kiêng tuyệt đối món ăn này sau nâng mũi cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn nhé.

Trong Tokbokki có chứa tương ớt được ăn kèm với thịt bò, chả cá không tốt cho vết mổ sau nâng mũi
Trong Tokbokki có chứa tương ớt được ăn kèm với thịt bò, chả cá không tốt cho vết mổ sau nâng mũi

Nâng mũi ăn bánh giò được không?

Có thể ăn bánh giò sau khi nâng mũi bởi nguyên liệu làm nên món bánh này chủ yếu là bột gạo, bột mì, thịt heo, nấm hương, mộc nhĩ,…Đây đều là những thực phẩm lành tính, không gây ảnh hưởng đến vết thương hở cũng như quá trình phục hồi sau nâng mũi.

Ngoài bánh giò, bánh bao cũng sử dụng những nguyên liệu kể trên nên bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình.

Nâng mũi ăn bánh gạo được không?

Bạn có thể ăn bánh gạo sau khi nâng mũi bởi trong bánh gạo chủ yếu được làm từ bột gạo, bột mì nguyên chất không ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiên, bạn không nên ăn bánh gạo kèm với các thành phần khác như: tương ớt, thịt bò, thịt gà, hải sản,…bởi đây đều là những thực phẩm gây kích ứng, mưng mủ cho vết mổ sau nâng mũi.

Bánh gạo dẻo mềm không ảnh hưởng đến vết mổ sau nâng mũi
Bánh gạo dẻo mềm không ảnh hưởng đến vết mổ sau nâng mũi

Nâng mũi ăn pizza được không?

Pizza là món ăn ngon được nhiều người yêu thích nhưng với chị em sau nâng mũi thì cần kiêng tuyệt đối. Bởi lẽ, pizza khiến cho lượng cholesterol tăng lên, chất béo trong lớp vỏ có thể cản trở lưu thông máu và gây ra vấn đề về tim mạch. Đồng thời, pizza cũng chứa hàm lượng muối cao không tốt cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Thời gian lý tưởng để kiêng ăn pizza đó là 4-5 tuần sau khi nâng mũi hoặc chờ cho tới khi vết thương hồi phục hoàn toàn, mũi vào form dáng ổn định.

Nâng mũi ăn bánh xèo được không?

Nâng mũi không nên ăn bánh xèo bởi nhân bánh xèo có chứa tôm sẽ gây kích ứng cho vết mổ, thậm chí gây sưng viêm nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn bánh xèo nếu bỏ nguyên liệu này khi chế biến. Thông thường bánh xèo chủ yếu được làm từ bột gạo tẻ pha với nghệ, nhân bên trong là thịt heo, giá đỗ, lá hẹ,…

Nhân bánh xèo có chứa tôm sẽ gây kích ứng vết mổ
Nhân bánh xèo có chứa tôm sẽ gây kích ứng vết mổ

Bài viết trên đã giải đáp nâng mũi ăn bánh mì được không, nâng mũi xong nên bổ sung thực phẩm nào cùng với gợi ý cho bạn địa chỉ nâng mũi uy tín nhất hiện nay. Hãy liên hệ ngay với Nâng mũi thẩm mỹ HQ để được tư vấn và hỗ trợ tận tình về các dịch vụ làm đẹp.

Bài viết liên quan:

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận