Việc xây dựng chế độ kiêng khem trong ăn uống sau khi nâng mũi là vô cùng quan trọng. Điều này đảm bảo không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục và kết quả thẩm mỹ. Vậy sau khi nâng mũi ăn có lóc được không? Nếu không thì cần kiêng ăn cá lóc trong bao lâu? Hãy cùng nangmuithammyhanquoc.com giải đáp những tahức mắc trên qua bài viết sau đây.
Giá trị dinh dưỡng có trong cá lóc
Cá lóc là loại cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam, nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon nên cá lóc được rất nhiều người yêu thích. Vậy trước khi tìm hiểu sau khi nâng mũi ăn cá lóc được không? Hãy cùng tìm hiểu sơ lược về thành phần dinh dưỡng có trong loại cá nước ngọt này.
- Protein: Đây là dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo và làm lành mô tế bào bị tổn thương. Đồng thời kích thích sản xuất enzyme và hormone, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Vitamin B12: Đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu, từ đó ngăn ngừa thiết máu và duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh/
- Sắt: Có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong cơ thể, làm lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch.
- Canxi: Giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương và hỗ trợ chức năng cơ bắp và thần kinh.
- Kali: Điều chỉnh huyết áp, duy trì chức năng tim và cơ bắp, và hỗ trợ chức năng thần kinh.
- Axit béo omega-3: Giảm nguy cơ mắc bệnh lý như tim mạch, ung thư, viêm nhiễm, thị lực,… và cải thiện sức khỏe não bộ.
Sau khi nâng mũi ăn cá lóc được không? Vì sao?
Với những thông tin vừa tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong cá lóc, có thể thấy đây là loại cá nước ngọt bổ dưỡng mà bạn nên thêm vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Tuy vậy, sau khi nâng mũi bạn KHÔNG nên ăn cá lóc vì dễ làm vết thương bị dị ứng, sưng viêm hay thậm chí gây mưng mủ và để lại sẹo xấu thẩm mỹ.
Đặc biệt, đối với những ai có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu, cần đặc biệt kiêng khem ăn cá lóc sau khi nâng mũi. Đồng thời, nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại cá khác hoặc hải sản cũng cần kiêng khem để tránh làm chậm quá trình hồi phục và ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ.
Nâng mũi xong bao lâu được ăn cá lóc?
Do nâng mũi chỉ là tiểu phẫu thẩm mỹ, có mức độ can thiệp xâm lấn thấp. Vì vậy, sau khi nâng mũi bạn chỉ cần kiêng ăn cá lóc trong vòng 3-4 tuần. Với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm, bạn nên kiêng ăn cá lóc lâu hơn ít nhất 4 tuần để tránh làm kích ứng vết thương. Tốt nhất, bạn nên tham khảo và nghe tư vấn với bác sĩ trước khi ăn cá lóc sau nâng mũi để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục và kết quả dáng mũi.
Ngoài kiêng cá lóc, sau khi nâng mũi cần kiêng gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu sau khi nâng mũi ăn cá lóc được không, bạn cũng cần biết thêm những thực phẩm cần kiêng sau khi thực hiện tiểu phẫu thẩm mỹ như sau:
- Thịt đỏ, gia cầm, rau muống và các loại trứng đều là thực phẩm dễ gây nên sẹo lồi hoặc sẹo thâm sau khi vết thương ở mũi sau khi nâng lành lại.
- Hải sản có chứa histamin và đồ nếp lại có tính nóng nên rất dễ làm vết thương bị kích ứng, ngứa ngáy,… thậm chí là mưng mủ và nhiễm trùng.
- Các món ăn dai cứng đều khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều để làm nhuyễn thức ăn, gây áp lực lên cấu trúc mũi khiến sụn dễ lệch, trượt sau khi nâng mũi.
- Ớt, hạt tiêu,… và gia vị mặn, nhiều muối khiến vết thương bị sưng tấy và làm khô da, khiến vết thương lâu lành và có thể dẫn đến kích ứng, nổi mụn ở mũi.
- Rượu, bia, cà phê, nước tăng lực… có chứa chất kích thích và cồn làm giảm đi công dụng của thuốc kháng viêm, kháng sưng sau khi nâng mũi, làm chậm quá trình hồi phục.
Nên ăn gì sau khi nâng mũi để vết thương mau lành?
Ngoài việc tìm hiểu cần kiêng khem gì sau khi nâng mũi, để vết thương nhanh chóng hồi phục và đạt được kết quả thẩm mỹ như ý bạn cũng nên bổ sung những loại thực phẩm dưới đây sau khi nâng mũi
- Thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin như A, B, C, E,… có trong rau củ, trái cây và dầu thực vật đều thúc đẩy quá trình tái tạo làn da, đồng thời bảo vệ da khỏi các tác nhân gây tổn thương và viêm nhiễm.
- Thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá: Các loại thực phẩm như cháo, canh, cá hấp, thịt nạc xay nhuyễn,… sẽ giúp mũi nhanh chóng hồi phục hơn bởi không gây áp lực lên mũi khi nhai và tạo điều kiện cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Thực phẩm giàu khoáng chất: Sắt, kẽm, kali, canxi,… đều đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo làn da và ngăn ngừa hình thành sẹo hiệu quả. Do đó, sau khi nâng mũi bạn nên ăn: bí đỏ, rau xanh, các loại ngũ cốc, các loại hạt,…
- Thức uống giúp giảm sưng viêm: Nước lọc, nước ép trái cây và rau củ đều cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá hỗ trợ giảm sưng viêm, nhiễm trùng sau khi nâng mũi hiệu quả.
- Thực phẩm giàu protein lành tính: Protein cung cấp năng lượng để cơ thể hồi phục nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen làm lành vết thương. Các thực phẩm giàu protein lành tính như: thịt nạc heo, đậu phụ, hạt,…
- Thực phẩm chứa thành phần kháng viêm: Trong gừng, nghệ, cá hồi,… đều chứa nhiều hoạt chất chống viêm hiệu quả, giúp hạn chế tình trạng sau khi nâng mũi bị viêm nhiễm, mưng mủ.
Trên đây giải đáp từ nangmuithammyhanquoc.com về thắc mắc nâng mũi ăn cá lóc được không? Hy vọng có thể giúp bạn xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp sau khi nâng mũi.
Bình luận