banner thang 11

Nâng mũi ăn măng được không? Kiêng ăn trong bao lâu?

Măng là thực phẩm quen thuộc từ thiên nhiên, là món ưa thích của rất nhiều người Việt. Vậy nâng mũi ăn măng được không hay phải kiêng khem? Ăn có bị ảnh hưởng gì đến vết thương không? Để biết rõ câu trả lời về vấn đề này, đọc ngay bài viết bên dưới đây nhé.

Nâng mũi ăn măng được không có cần kiêng không?
Nâng mũi ăn măng được không có cần kiêng không?

Các chất dinh dưỡng chủ yếu có trong măng

Măng không chỉ chế biến được nhiều món ăn ngon mà còn rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất xơ, protein, các khoáng chất. Cung cấp đến 91% lượng nước cho thân thể. Nhờ vậy ăn măng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch tốt hơn.

Bảng thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong 100g măng tươi (măng tre):

  • Kali: 533 mg
  • Lipid: 0,3 g
  • Chất xơ: 2,5 g
  • Protein: 2,6 g
  • Chất béo bão hoà: 0,1 g
  • Natri: 4 mg
  • Các vitamin

Đặc biệt hơn măng tươi còn hạn chế được nguy cơ bị ung thư, chống oxy hóa nhờ hàm lượng chất xơ rất cao chiếm khoảng 2,5%. Với những người có ý định giam cân thì măng cũng là thực phẩm hỗ trợ được. Hàm lượng đường có trong măng rất ít, cơ chế hấp thụ chất béo tốt giúp quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Măng giàu chất xơ, protein, các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe
Măng giàu chất xơ, protein, các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe

Nâng mũi ăn măng được không – Chuyên gia giải đáp

Qua bảng thành phần cùng như những phân tích về dưỡng chất trong măng cũng thấy được những lợi ích mà măng mang lại rất nhiều. Tuy nhiên, với người nâng mũi măng cũng tiềm ẩn nhiều tác hại nếu ăn không đúng cách và đúng thời điểm. Phẫu thuật nâng mũi ăn măng được không? Câu trả lời là nhưng để đảm bảo an toàn hơn bạn nên hạn chế ăn đặc biệt những ngày đầu.

Hiện nay chưa có một chứng minh khoa học nào chỉ ra rằng việc ăn măng gây hại hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến dáng mũi sau nâng. Chủ yếu việc kiêng ăn măng là để tốt cho sức khỏe.

Sau phẫu thuật, cơ thể vẫn chưa ổn định ngay được, việc hấp thụ măng có thể gây dị ứng, đầy bụng, khó tiêu. Nghiêm trọng hơn là tình trạng ngộ độc thức ăn khi không chế biến măng kĩ, các chất độc vẫn còn trong măng.

Sau nâng mũi có thể ăn măng nhưng nên hạn chế ăn giai đoạn đầu
Sau nâng mũi có thể ăn măng nhưng nên hạn chế ăn giai đoạn đầu

Kiêng ăn măng bao lâu sau nâng mũi?

Như đã tìm hiểu nâng mũi ăn măng được không, có thể thấy ăn măng không ảnh hưởng quá nhiều đến vết thương như các loại thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống… Nhưng để đảm bảo an toàn nhất, để phòng ngừa các tình trạng xấu xảy ra thì nên kiêng ăn măng ít nhất 3 tuần sau nâng mũi.

Sau khi vết thương bắt đầu lành hẳn, cơ thể ổn định như bình thường, mũi vào form lên dáng đẹp thì bạn có thể yên tâm ăn măng lại bình thường. Mặc dù măng ngon nhưng khó chế biến, nếu làm không kĩ rất dễ ngộ độc, bạn nên lưu ý điều này.

Nên kiêng ăn măng ít nhất 3 tuần sau nâng mũi
Nên kiêng ăn măng ít nhất 3 tuần sau nâng mũi

Ngoài măng ra cần kiêng ăn thực phẩm nào khác?

Nâng mũi là quá trình làm đẹp có tác động trực tiếp lên da nên việc kiêng khem cũng nên chú ý để vết thương mau lành, không để lại sẹo. Ngoài giải đáp nâng mũi ăn măng được không, bạn nên kiêng ăn một số thực phẩm không tốt cho vết thương sau:

Hải sản

Trong hải sản chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên trong giai đoạn vết thương hình thanh da non, ăn hải sản dễ làm lồi thịt và để lại sẹo lồi. Tất cả những loại hải sản có chất tanh đều nên kiêng sau nâng mũi.

Ăn hải sản dễ làm lồi thịt và để lại sẹo lồi ở mũi
Ăn hải sản dễ làm lồi thịt và để lại sẹo lồi ở mũi

Thịt bò
Đây cũng là một trong những thực phẩm nằm trong danh sách hạn chế ăn sau phẫu thuật. Có thể khi bị thương ăn thịt bò sẽ không có biểu hiện gì xấu, nhưng khi vết thương đã lành, vùng da nơi này dễ bị thâm sạm, không đều màu. Không những vậy, ăn quá nhiều thịt bò cũng có ngu cơ mắc các bệnh lý ung thư.

Ăn thịt bò vùng da mũi dễ bị thâm sạm, không đều màu
Ăn thịt bò vùng da mũi dễ bị thâm sạm, không đều màu

Thịt gà

Khi bị ốm, sức khỏe không tốt, cơ thể gầy gò, thịt gà là món tẩm bổ rất tốt. Nhưng với người vừa phẫu thuật nâng mũi thì khác hoàn toàn. Thịt gà vốn có tính nóng khi ăn sau nâng mũi dễ gặp hiện tượng sưng viêm, mưng mủ. Cơ địa yếu có thể gây ngứa, nhiễm trùng vết thương.

Thịt gà có tính nóng không tốt cho cơ thể sau nâng mũi
Thịt gà có tính nóng không tốt cho cơ thể sau nâng mũi

Xem thêm: Nâng mũi có được ăn cá không? Nên kiêng cá trong bao lâu?

Đồ nếp

Cũng tương tự như gạo, nếp làm được nhiều món ăn no, chắc bụng. Đồ nếp có tính nóng nên khi ăn nhiều, đặc biệt giai đoạn bị thương dễ làm vết thươ

Kiêng ăn đồ nếp để tránh mưng mủ vết thương
Kiêng ăn đồ nếp để tránh mưng mủ vết thương

Bên cạnh những thực phẩm nên kiêng vừa kể trên thì không thể thiếu những thực phẩm hỗ trợ tốt sau nâng mũi. Bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau để có dáng mũi đẹp:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Các dưỡng chất này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có lợi giúp các vết thương da mềm lại, làm mờ sẹo, tránh bị sẹo lồi. Vitamin A có nhiều trong các loại trái cây, rau củ như: cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang, rau diếp cá, dâu tây, dứa…
  • Thực phẩm giàu Protein: Sau nâng mũi cơ thể cần bổ sung thêm protein để duy trì và tái tạo mô. Bạn dễ dàng tìm ở các thực phẩm quen thuộc hằng ngày như: thịt heo, sữa, phô mai, yến mạch, hạnh nhân, cá ngừ…
  • Uống nhiều nước: Việc bổ sung nước sẽ tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn. Hãy uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, nếu không uống nước lọc nhiều thì bạn có thể bổ sung bằng các loại nước ép, sinh tố trái cây mọng nước như cam, dứa, đu đủ, dưa leo…
  • Chất béo tốt: Đừng nghĩ chất béo lúc nào cũng xấu, gây tăng cân, béo phì. Có những loại chất béo chứa nhiều vitamin E rất tốt cho cơ thể như: dầu hạt, cá hồi, bơ, quả hạch, hạt hướng dương…
Bổ sung nhiều dưỡng chất, vitamin từ trái cây, rau củ tươi
Bổ sung nhiều dưỡng chất, vitamin từ trái cây, rau củ tươi

Xem thêm: Nâng mũi có được ăn bánh ngọt không? Vì sao?

Chế độ sinh hoạt

Sau vấn đề nâng mũi ăn măng được không thì cách chăm sóc, chế độ sinh hoạt hằng ngày bạn cũng nên cẩn thận những điều sau:

  • Không vận động mạnh, không được gãi hay nắn bóp mũi vì phần sụn mới cấy rất dễ tổn thương và dễ gãy.
  • Nằm ngửa người, không nằm úp và hạn chế nằm nghiêng để bảo vệ dáng mũi đúng form. Sau khoảng 1 tháng, khi vết thương hở đã lành, mũi cũng đã ổn định, vào form dáng, bạn hoàn toàn có thể ngủ thoải mái nhưng tránh nằm sấp.
  • Hạn chế đeo kính, trang điểm khi mũi đang yếu và phần da vùng mũi còn nhạy cảm với đồ makeup. Nếu bị cận nặng bạn có thể sử dụng kính áp tròng thay thế cũng rất an toàn.
  • Vệ sinh mũi cẩn thận, nhẹ nhàng với nước muối loãng. Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa hay sữa rửa mặt lên vùng mũi phẫu thuật.
  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học.
  • Có thể tham khảo các bài vận động nhẹ nhàng mà bác sĩ hướng dẫn để tốt cho mũi và cả cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái để vết thương hồi phục nhanh
Nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái để vết thương hồi phục nhanh

Tái khám định kỳ

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi những chuyển biến tình trạng ở vùng vết thương và cả cơ thể. Đừng quên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh cách chăm sóc phục hồi tốt nhất. Nếu trong chưa đến thời gian tái khám mà gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào, bạn cũng nên gọi điện nhờ bác sĩ tư vấn giải quyết, không tự ý thực hiện.

Qua bài viết này, vấn đề nâng mũi ăn măng được không đã được giải quyết kèm theo danh sách những thực phẩm nên và không nên ăn để vết thương mau lành nhất. Hy vọng chia sẻ trên hữu ích và giúp bạn sở hữu dáng mũi cao và tự nhiên nhất. Vì công cuộc làm đẹp, vì chiếc mũi ưng ý, bạn chú ý ghi nhớ nhé!

Xem thêm

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận