Nâng mũi ăn mì gói được không là nỗi niềm băn khoăn lớn đối với tín đồ mì gói, mì tôm, đồ ăn nhanh. Sẽ khá buồn khi câu trả lời cho bạn là không nên ăn bởi mì gói là một trong những loại thực phẩm tuyệt đối nên kiêng ăn sau nâng mũi. Bài viết sẽ cho bạn hiểu rõ hơn những tác hại khi ăn mì gói với người nâng mũi và cũng cho bạn biết nên kiêng bao lâu thì an toàn.
Nâng mũi ăn mì gói được không?
Mì tôm vốn được biết đến là thực phẩm tiện lợi, tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên hấp thụ nhiều sẽ không tốt, có thể bị béo phì, ung thư, mắc các bệnh về tim mạch… Cũng không ngoại lệ, người nâng mũi ăn mì gói được không thì câu trả lời là KHÔNG.
Người sau phẫu thuật như nâng mũi, cơ thể khá nhạy cảm cộng với việc trong mì gói chứa rất nhiều muối, chất bảo quản, các chất độc hại gây ức chế các hoạt động trong tế bào, làm chậm quá trình hồi phục. Vì vậy, trong vấn đề kiêng cữ, mì gói là thực phẩm trong danh sách thực phẩm cần kiêng để tránh những hậu quả khó kiểm soát.
Hậu quả khi ăn mì tôm sau nâng mũi
Để vết thương mũi mau lành, vấn đề ăn uống luôn phải chú trọng, không nên xem nhẹ. Sau nâng mũi, nếu tiếp tục ăn mì tôm như bình thường, cơ thể và đặt biệt vùng vết thương có thể bị những tác hại xấu như:
- Dịch mũi chảy nhiều, có thể chảy máu: Theo kiến thức chuyên môn, khi cơ thể hấp thụ lượng muối natri có trong mì cao hơn mức cho phép. Cơ thể rất dễ gặp các tình trạng: huyết áp cao, nhịp tim tăng nhanh, nhiễm trùng, chảy dịch mũi, rỉ máu nơi vết thương hở…
- Khiến vết thương lâu lành: Trong quá trình chế biến, mì gói được chiên nhiều lần nên lượng mỡ, chất béo đó làm cản trở quá trình tiêu hóa làm giảm sức đề kháng, vi khuẩn dễ xâm nhập khiến vết thương lâu lành hơn.
- Gây dị ứng, nổi mụn: Người sau nâng mũi hầu như sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để hỗ trợ vết thương. Chính vì vậy, ăn mì kết hợp dùng thuốc sẽ càng dễ bị nóng trong người, nổi mụn, sưng đỏ, mẩn ngứa gây dị ứng là điều khó tránh khỏi.
Nâng mũi nên kiêng ăn mì tôm trong bao lâu?
Sau nâng mũi ăn mì gói được không đã được giải đáp ở trên, vậy nên kiêng trong bao lâu? Theo khuyến cáo từ chuyên gia, để an toàn nhất thì nên kiêng ăn mì tôm cho đến khi vết thương lành hẳn, thời gian thường mất khoảng 1 tháng. Bạn có thể tham khảo chi tiết từng mốc thời gian cụ thể:
- Sau 5-7 ngày: Ngay sau khi vừa phẫu thuật, người bệnh nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống nghỉ ngơi, theo dõi vết thương kỹ càng khoảng 1 tuần đầu. Tuyệt đối không ăn mì tôm trong thời gian này để tránh viêm mủ, chảy dịch mũi.
- Từ 2-3 tuần sau đó: Lúc này, cơ thể đã thích nghi và dần ổn định bình thường. Vết thương cũng dần khô lại và hồi phục phần nào. Vì vậy việc ăn uống, chăm sóc trở nên dễ dàng hơn, không cần kiêng khem khắt khe như trước. Nếu thèm bạn có thể ăn 1-2 gói mì/tuần sẽ không có vấn đề gì.
- Sau 1 tháng: Hầu hết sau 1 tháng mũi về đúng form dáng như mong muốn, cơ thể cũng khỏe mạnh, vết thương cũng không gặp biến chứng gì. Bạn cũng không cần lo lắng về việc ăn mì nữa mà đã có thể ăn uống trở lại như bình thường.
Tuy nhiên dù vết thương đã lành hẳn thì việc ăn nhiều mì gói cũng không được khuyến khích với bất kỳ đối tượng nào.
Ngoài mì tôm cần kiêng khem gì và nên ăn gì?
Ngoài mì tôm, có cả một danh sách những loại thực phẩm nên và không nên ăn cho người nâng mũi. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp với điều trị theo chỉ định của bác sĩ không những giúp vết thương mau lành mà còn đem lại dáng mũi đúng ý nhất. Để được như vậy bạn cần nhớ:
Những thực phẩm cần kiêng khem sau nâng mũi
Sau nâng mũi cần kiêng khem và có chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể nhanh hồi phục và vết thương không bị nhiễm trùng. Danh sách những thứ nên kiêng sau nâng mũi bao gồm:
- Rau muống: Việc ăn rau muống là nguyên nhân hình thành sẹo lồi, đặc biệt trong thời gian da bắt đầu lên da non.
- Hải sản: Hàm lượng protein trong hải sản nhiều hỗ trợ tăng cường sức khỏe rất tốt. Nhưng hải sản thuộc thực phẩm tanh không tốt cho người phẫu thuật, rất dễ gây dị ứng, chảy dịch, đầy bụng, khó tiêu.
- Thịt bò: Thịt bò rất nhiều đạm, khi cơ thể dư quá nhiều đạm thì lượng collagen sản sinh lớn gây tổn thương da, khiến vết mổ lâu lành, để lại sẹo thâm.
- Thịt gà, trứng gà: Khi bị vết thương hở, thịt gà, trứng gà là thực phẩm nên kiêng để tránh bị ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt chú ý đến các bộ phận như da gà, cổ gà, phao câu, nội tạng.
- Món ăn từ gạo nếp: Bất kể món ăn nào có chứa nếp, làm từ gạo nếp đều không nên ăn sau nâng mũi để hạn chế bị viêm sưng, viêm nhiễm vết khâu.
- Chất kích thích, thức uống có cồn: Bia, rượu, đồ uống có cồn dễ làm chảy nhiều dịch mũi, khiến mũi lâu lành hơn.
Những thực phẩm nên bổ sung thêm sau nâng mũi
Hiểu được nâng mũi ăn mì gói được không, bạn cần bổ sung các thực phẩm để vết thương nhanh hồi phục. Các loại thực phẩm này sẽ cung cấp dưỡng chất tốt, bổ dưỡng cho người nâng mũi, có thể kể đến như:
- Trái cây mọng nước: Trái cây không chỉ giúp da căng mịn, trắng sáng mà còn là nguồn vitamin dồi dào hỗ trợ làm lành vết thương rất tốt. Một số loại quả mọng nên ăn nhiều sau nâng mũi: dâu tây, cam, quýt, nho, lựu, bưởi, dứa…
- Rau củ tươi: Rau xanh, rau của tươi, sạch sẽ luôn là những thực phẩm lành mạnh cho người bệnh, người nâng mũi. Những loại rau củ có giá trị dinh dưỡng cao nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày: bông cải xanh, rau ngót, rau mầm, cà rốt, ớt chuông, khoai lang, rau diếp cá…
- Chất béo từ các loại hạt, ngũ cốc: Hàm lượng chất béo omega 3 có trong các loại hạt rất tốt giúp hạn chế nhiễm khuẩn vết thương hở, chống viêm, tăng sự miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể nạp thêm yến mạch, các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó…
- Vitamin E: Vitamin E là chất chống lão hóa rất tốt, rất cần thiết lúc vết thương liền lại, bắt đầu hình thành da non giúp tái tạo bề mặt da, hạn chế bị sẹo. Những thực phẩm chứa Vitamin E cao như hạt hướng dương, dầu dừa, ô liu, cá hồi, bơ, kiwi…
- Nước: Uống đủ lượng nước cho cơ thể là điều bác sĩ luôn khuyên dùng dù bạn có nâng mũi hay không. Mỗi ngày nên uống từ 1,5-2 lít nước để cơ thể hoạt động trao đổi chất tốt hơn.
Nâng mũi ăn mì gói được không hay những thực phẩm cần tránh sau phẫu thuật nâng mũi đều được phân tích, lý giải chi tiết trong bài viết. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp quá trình chăm sóc, hồi phục vết thương của bạn nhanh hơn và sở hữu được dáng mũi ưng ý nhất.
Xem thêm
- Giải đáp: Nâng mũi có được uống nước dừa không?
- Nâng mũi có được ăn trứng không ? Kiêng ăn trứng bao lâu?
- Nâng mũi có được ăn xúc xích, lạp xưởng không?
- Nâng mũi có được ăn nước tương không và những điều cần biết
- Thực đơn cho người mới nâng mũi đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
- Nâng mũi có được ăn thịt gà không? Bao lâu được ăn thịt gà?
Bình luận