Rau ngót là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Do đó, nhiều người thắc mắc sau khi nâng mũi ăn rau ngót được không để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy hãy cùng nangmuithammyhanquoc.com tìm hiểu giải đáp cho thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Nâng mũi ăn rau ngót được không?
Rau ngót là loại rau vô cùng quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Không chỉ vì có thể chế biến thành nhiều món canh thơm ngon, mà còn vì chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Trong rau ngót có chứa rất nhiều loại vitamin như: B1, B2, C,… cùng với với các khoáng chất khác như: sắt, đồng, magie,… Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng và bảo vệ làn da khỏi những tác động tiêu cực từ bên ngoài, cả bên trong.
Do đó, sau khi nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ĂN ĐƯỢC rau ngót mà không sợ ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục. Tuy vậy, trong rau ngót có chứa papaverin không tốt cho phụ nữ và ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho. Thế nên, tốt nhất sau khi nâng mũi bạn chỉ nên ăn rau ngót với liều lượng vừa phải và không nên ăn quá nhiều.
Những loại thực phẩm nên và không nên ăn sau khi nâng mũi
Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc nâng mũi rau ngót được không, nangmuithammyhanquoc.com cũng giúp bạn biết thêm danh sách những món nên và không nên ăn sau khi nâng mũi như sau:
Sau khi nâng mũi nên kiêng ăn gì?
Dưới đây là những loại thực phẩm mà bạn kiêng khem trong quá trình hồi phục sau khi nâng mũi để tránh ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ:
- Rau muống: Một vài thành phần có trong rau muống khiến cho quá trình tổng hợp và sản sinh collagen bị rối loạn dễ gây nên sẹo mất thẩm mỹ.
- Trứng: Đặc biệt là lòng trắng trứng có chứa hàm lượng protein cao, nếu ăn nhiều sẽ tăng sinh collagen quá mức dẫn đến sẹo lồi sau khi nâng mũi.
- Thịt bò: Tương tự như trứng, trong thịt bò cũng chứa nhiều protein làm tế bào mới hình thành quá mức, khiến chúng xếp chồng lên nhau tạo thành sẹo lồi.
- Hải sản: Không chỉ chứa nhiều protein, trong hải sản còn có chứa chất histamin có thể khiến cho vết thương sau khi nâng mũi bị kích ứng, viêm nhiễm.
- Thịt gà: Thịt gà cũng chứa nhiều protein, chưa kể đây còn là món ăn có tính kiềm nên dễ gây viêm nhiễm và làm mưng mủ vết thương sau khi nâng mũi.
Sau khi nâng mũi nên ăn gì?
Ngoài những loại thực phẩm trên, dưới đây là những thành loại thực phẩm bạn cần kiêng khem sau khi nâng mũi để quá trình hồi phục được diễn ra suôn sẻ:
- Thực phẩm giàu nước: Nước thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nâng mũi.
- Thực phẩm chống oxy hoá: Có nhiều trong các loại trái cây màu đỏ, cam giúp ngăn chặn các gốc tự do tấn công gây viêm nhiễm vết thương sau nâng mũi.
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Có nhiệm vụ nâng cao sức đề kháng để tránh vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm vết thương sau khi nâng mũi.
- Thực phẩm giàu protein lành tính: Có nhiều trong thịt nạc, đậu hũ, ngũ cốc,… giúp sản sinh collagen làm lành vết thương sau khi nâng mũi mà không gây sẹo.
Những điều cần lưu ý sau khi nâng mũi
Ngoài việc xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp, sau khi nâng mũi bạn cũng cần lưu ý thêm những điều sau đây:
- Cần bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy trao đổi chất, rút ngắn thời gian hồi phục sau khi nâng mũi.
- Bạn nên ăn những món mềm, dễ nhai để tránh tạo áp lực ở vùng mũi làm vết thương sau khi nâng mũi khó lành.
- Luôn luôn đeo nẹp cố định mũi theo dặn dò của bác sĩ để tránh sụn mũi bị tụt hay xô lệch.
- Sau 1-2 ngày nâng mũi bạn nên chườm lạnh để giảm sưng đau, và chuyển sang chườm ấm để làm tan máu bầm sau 4 ngày kể từ khi nâng mũi.
- Tuân thủ uống thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
- Tuyệt đối không để nước, mồ hôi hoặc các sản phẩm dưỡng da chạm vào vết thương sau khi nâng mũi ít nhất 1 tuần.
- Bạn không nên đeo mắt kính quá dày, quá nặng sau khi nâng mũi để tránh tạo áp lực ở sống mũi gây tụt sụn.
- Tuyệt đối không để vùng mũi tiếp xúc trực tiếp với tia UV để tránh kích ứng, để lại sẹo thâm.
- Tuyệt đối dùng tay sờ, đụng, chạm hoặc hoạt động thể chất để tránh tác động đến mũi sau khi nâng mũi, ngăn chặn xô lệch sụn mũi.
Bài viết trên là giải đáp đến từ nangmuithammyhanquoc.com về vấn đề nâng mũi ăn rau ngót được không? Với những thông tin trên, bạn chắc hẳn có thể thưởng thức rau ngót bình thường sau khi nâng mũi nhưng cần ăn với liều lượng vừa phải.
Bình luận