Nâng mũi tuy là một quá trình phẫu thuật xâm lấn hạn chế nhưng vẫn đòi hỏi những kiêng cữ nhất định và có không ít người thắc mắc rằng nâng mũi có ăn mì tôm được không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm ra sự thật để bạn không mắc phải sai sót và để lại biến chứng nhé.
Ảnh hưởng của mì tôm đến sức khỏe
Trước khi có câu trời nâng mũi có ăn mì tôm được không, các bạn nên biết loại thực phẩm này rất có hại đến sức khỏe. Theo một số nghiên cứu, nếu ăn mì tôm quá 3 lần/tuần sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, thận…
Cụ thể, những ảnh hưởng của mì tôm đến sức khỏe mà các bạn nên biết để hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều:
- Mì tôm chiên dầu ở nhiệt độ cao nên khi ăn dễ gây nóng trong người dẫn đến nhiệt miệng, nổi mụn, khô miệng…
- Trong mì tôm có chứa nhiều chất béo, cụ thể chất béo bão hòa gây khó tiêu. Ngoài ra, chất béo dạng trans còn làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó có khả năng mắc bệnh tim mạch, huyết áp…
- Mì tôm chiên qua nhiều dầu và còn chứa nhiều chất bảo quản, khi ăn dễ bị đầy hơi, khó tiêu và gây rối loạn chức năng dạ dày.
- Mì tôm không chứa nhiều chất dinh dưỡng mà lại chứa nhiều chất béo, vì vậy khi ăn quá nhiều sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng, gây tăng cân, thúc đẩy lão hóa, thiếu hụt dinh dưỡng…
- Thành phần mì tôm chứa nhiều muối, chất phụ gia… là những tác nhân gây hại gan, thận, tăng nguy cơ bị ung thư.
Nâng mũi có ăn mì tôm được không ?
Mì tôm có hương vị thơm ngon và dễ chế biến nên rất nhiều bạn yêu thích. Nhưng sau nâng mũi KHÔNG ĐƯỢC ăn mì tôm, bởi trong mì tôm có chứa các chất phụ gia, chất béo, lượng muối rất cao… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và vết phẫu thuật. Trường hợp sau nâng mũi nếu ăn mì có nguy cơ gây sưng đau, viêm nhiễm và làm chậm lành thương.
Theo đó, lượng muối từ mì tôm cao hơn so với nhu cầu cần đáp ứng mỗi ngày, gây tích tụ chất lỏng và tăng lượng máu. Từ đó dễ khiến cho vết thương chảy máu, sưng phồng, đau nhức và làm gián đoạn quá trình liền vết thương. Do đó, khi nâng mũi thì không nên ăn mì tôm cho đến khi vết thương lành lại hoàn toàn.
Xem thêm
Nâng mũi ăn mắm tôm được không? Có ăn được các loại mắm không?
Nâng mũi nên kiêng ăn mì tôm bao lâu?
Với những chia sẻ nêu trên, các bạn đã biết nâng mũi có ăn mì tôm được không. Vậy, loại thực phẩm này cần kiêng ăn trong bao lâu? Theo đó, sau nâng mũi nên kiêng ăn mì tôm ít nhất là 2 – 3 tuần đầu, trường hợp vết thương lâu phục hồi thì nên kiêng ăn đến 1 tháng hoặc lâu hơn.
Ở thời điểm vết thương chưa phục hồi, sụn chưa thích nghi với cơ thể nên kiêng ăn mì tôm tuyệt đối để tránh gây kích ứng. Nếu ăn mì tôm quá sớm thì có nguy cơ cao tác động đến vết thương và chất liệu sụn. Vì vậy, các bạn nên chờ đợi cấu trúc mũi ổn định hoàn toàn rồi mới nên ăn mì tôm.
Ngoài mì tôm thì cần kiêng ăn gì thì mũi mới mau lành ?
Khi đã biết nâng mũi có ăn mì tôm được không thì các bạn cũng cần biết kiêng thêm những thực phẩm nào để không ảnh hưởng đến sự hồi phục của mũi. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn cần chú ý để kiêng khem nhé:
- Thực phẩm hàng đầu mà bạn cần kiêng sau nâng mũi là rau muống bởi nó chứa nhiều chất khiến cơ thể tăng sinh collagen quá mức, các sợi collagen này hình thành và phát triển chồng chéo lên nhau dễ gây sẹo lồi.
- Trong danh sách những thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi thì các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê… vì chúng dễ khiến cho vết thương bị thâm sạm, nhất là khi vết thương kéo da non.
- Sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua hải sản trong nhóm thực phẩm cần kiêng cữ sau nâng mũi bởi thực phẩm này tanh dễ gây kích ứng, ngứa ngáy trên vết thương hở dễ gây viêm nhiễm và sẹo xấu.
- Các loại nước chấm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày nhưng cũng cần hạn chế như nước tương, mắm tôm, mắm ruốc… vì chúng dễ gây kích ứng làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành.
- Các món ăn từ nếp cũng đứng đầu nhóm thực phẩm cần kiêng cữ sau nâng mũi bởi nếp có tính dẻo và nóng nên rất dễ gây mưng mủ, nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành từ đó có thể gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.
Hi vọng những thông tin trên từ Nâng mũi thẩm mỹ Hàn Quốc sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc nâng mũi có ăn mì tôm được không? Đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của mì tôm cũng như các loại thức ăn nhanh như thế nào đến sức khỏe và vết thương phẫu thuật thẩm mỹ mũi. Ngoài mì tôm ra, bạn cũng nên kiêng cữ một số thực phẩm khác để bảo đảm kết quả nâng mũi được đẹp nhất có thể nhé.
Bình luận