Phẫu thuật nâng mũi hiện rất thịnh hành bởi chỉ cần chút thay đổi là đã khiến diện mạo thay đổi đáng kể. Nhưng phẫu thuật thẩm mỹ vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên nâng mũi có biến chứng không được rất nhiều người lưu tâm. Bài viết này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về biến chứng có thể gặp khi nâng mũi.
Nâng mũi có biến chứng không?
Nâng mũi được coi là một tiểu phẫu an toàn nhưng trong một số ít trường hợp vẫn xảy ra những biến chứng không mong muốn. Điều này chủ yếu là do khả năng đoán trước của kết quả thẩm mỹ nâng mũi rất hạn chế. Một kết quả hoàn hảo ngay sau khi phẫu thuật có thể hoàn toàn khác một năm sau đó.
Nhiều loại mô khác nhau có liên quan đến: xương, sụn, cơ, dây thần kinh… Các phản ứng riêng lẻ của các mô này không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của bác sĩ phẫu thuật. Điều này đặc biệt đúng với sụn, cấu trúc nâng đỡ chính của mũi. Có thể thấy rõ kết quả không thuận lợi của việc nâng mũi.
Người nâng mũi thường đổ lỗi cho bác sĩ phẫu thuật về kết quả này trong khi bác sĩ phẫu thuật có xu hướng gọi nó là biến chứng. Về nguyên tắc, cả hai đều có thể xảy ra và không thể phân biệt chắc chắn trong nhiều tình huống.
Các biến chứng là ảnh hưởng của phản ứng cá nhân và quá trình hậu phẫu. Nó không nằm dưới sự kiểm soát của bác sĩ phẫu thuật. Trong trường hợp này, bác sĩ phải xác định sớm các biến chứng và phản ứng kịp thời.
Tuy nhiên, một số “biến chứng” trên thực tế là do sai lầm trong phân tích trước phẫu thuật hoặc lập kế hoạch phẫu thuật, trong việc sai sót kỹ thuật hoặc trong chăm sóc hậu phẫu.
Thực tế cho thấy, nâng mũi có biến chứng không còn do bạn có chọn được cơ sở thẩm mỹ uy tín hay không. Những rủi ro, biến chứng về nâng mũi sẽ được hạn chế tối đa nếu như bạn chọn được những địa chỉ uy tín và ngược lại.
Những biến chứng thường thấy trong phẫu thuật nâng mũi
Khi đã hiểu rõ “Nâng mũi có biến chứng không?”, chắc chắn bạn không nên bỏ qua thông tin về một số biến chứng có thể gặp phải sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi như nhiễm trùng, hoại tử, cong vẹo,…
Mũi bị nhiễm trùng, hoại tử
Trường hợp này rất thường gặp bởi hiện tại có không ít cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, hoạt động “chui” với cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ đã lạc hậu, không đảm bảo vô trùng, lấy sụn và bảo quản sụn không đảm bảo đúng quy trình y tế. Mũi một khi bị nhiễm trùng quá lâu mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bị hoại tử không chỉ phần mũi mà còn lan ra nhiều cơ quan khác.
Sóng mũi bị cong vẹo, lung lay, lộ sống mũi
Dù không cần biết xuất phát từ nguyên do gì nhưng các biến chứng trên rõ ràng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của gương mặt và cả tâm lý của người thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Tình trạng sau nâng mũi, sống mũi bị lệch trái, lệch phải, yếu ớt, dễ lung lay, có khi lộ cả sống mũi lại rất thường thấy trong các ca nâng mũi không thành công.

Đầu mũi bị bóng đỏ, tụt sống mũi
Khi mũi bị nâng quá cao với đặc điểm cấu trúc da hay phần sụn độn quá cứng chèn vào mô đầu mũi khiến da bị mài mòn, mỏng dần khiến mũi bị bóng đỏ, thủng đầu mũi, lộ cả sụn ra. Trong trường hợp này, bạn nên nhanh chóng đến khám bác sĩ để được xem xét kỹ tình trạng mũi và có giải pháp thay sụn phù hợp.
Mũi sưng đau nhiều ngày không hết
Thông thường, mũi có thể phục hồi sau từ 5 đến 7 ngày nhưng cũng có không ít trường hợp kéo dài đến 10 ngày vẫn sưng đau, không thuyên giảm. Đây có thể là hậu quả của việc bác sĩ thẩm mỹ đã có sai sót về mặt kỹ thuật trong quá trình phẫu thuật.

Nguyên nhân gây biến chứng sau nâng mũi
Sau khi có câu trả lời “Nâng mũi có biến chứng không?”, tình trạng biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vết thương viêm nhiễm, sưng đỏ, thậm chí là hoại tử như:
- Bác sĩ và đội ngũ kỹ thuật viên trực tiếp nâng mũi: Chuyên gia thẩm mỹ có tay nghề yếu kém, thiếu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực thẩm mỹ và đội kỹ thuật viên thao tác không chuẩn có thể gây biến dạng dáng mũi sau khi nâng. Không chỉ như vậy, nếu sụn nâng được cắt quá ngắn hay quá dài gây lệch cấu trúc mũi, lộ đầu sụn ra bên ngoài làm vết thương nhiễm trùng, hoại tử.
- Thao tác thực hiện trong nâng mũi không chính xác: Bước vô trùng không đúng quy trình, thiết bị hỗ trợ nâng mũi không bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, quá trình nẹp nâng mũi không chuẩn,… là những nguyên nhân chủ yếu khiến bạn gặp phải biến chứng sau khi can thiệp chỉnh hình dáng mũi.
- Không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ: Nguyên nhân này bắt nguồn từ chính khách hàng đã thực hiện nâng mũi. Bạn không tuân thủ đúng cách chăm sóc và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ khiến vết thương lâu hồi phục, tăng tỷ lệ gặp phải biến chứng.
- Những lý do khác: một số nguyên nhân ít gặp như dị ứng thức ăn, va chạm với ngoại lực tác động,… cũng có thể khiến bạn gặp phải biến chứng sau nâng mũi.

Cách khắc phục các biến chứng khi nâng mũi
Để khắc phục nhanh chóng biến chứng gặp phải sau khi thực hiện nâng mũi, các bác sĩ cần xác định nguyên nhân biến chứng để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp:
- Dáng mũi bị vẹo, lệch: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lần 2 để điều chỉnh lại vị trí của sụn nâng sao cho phù hợp.
- Sống mũi bị lộ: Chuyên gia thực hiện tháo sụn nâng, làm vệ sinh, vô khuẩn rồi cấy vào khoang mũi. Để khắc phục biến chứng, bác sĩ có thể loại bỏ hoàn toàn chất liệu độn và thay thế bằng sụn tự thân để tạo độ mềm mại, nhẹ nhàng cho sống mũi.
- Đầu mũi bị bóng đỏ: Sụn nâng sẽ được thay thế và đặt lại vị trí sao cho chuẩn xác như đúng phác thảo ban đầu.
- Lỗ mũi bị biến dạng: Để khắc phục biến chứng này, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật tạo hình, sụn tự thân được lựa chọn để chỉnh sửa lại sụn nâng mũi đã bị biến dạng.
- Cấu trúc mũi bị biến dạng quá nặng nề: Mô mềm đã bị tổn thương sẽ được xử lý bằng cách phẫu thuật điều chỉnh lại sụn nâng. Tùy thuộc vào tình trạng dáng mũi mà các bác sĩ sẽ có hướng khắc phục phù hợp.
- Biến chứng sau nâng mũi quá phức tạp: Đây là trường hợp hiếm khi gặp và đòi hỏi bác sĩ khắc phục biến chứng phải có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao. Phương pháp cải thiện cần kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau để giải quyết triệt để vấn đề.

Một số trường hợp không nên phẫu thuật thẩm mỹ để hạn chế biến chứng
Cơ địa, thể trạng của một người cũng có ảnh hưởng đến việc phẫu thuật nâng mũi có biến chứng không. Dưới đây là vài trường hợp cần tránh nâng mũi sẽ tốt hơn:
- Trẻ em dưới 18 tuổi: Đây là độ tuổi không nên can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ bởi cấu tạo cơ thể đang trong giai đoạn phát triển và cấu trúc mũi sẽ có thay đổi cho đến khi trưởng thành.
- Phụ nữ có thai hay đang cho con bú, phụ nữ sau sinh con dưới 6 đến 12 tháng: Sau nâng mũi, chị em phải dùng một số loại thuốc kháng sinh để giảm đau, sưng tấy nên thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sữa mẹ khi cho con bú.
- Người có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh, cao huyết áp, máu khó đông. Phẫu thuật nâng mũi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh và rối loạn các chức năng của cơ thể.

Với những chia sẻ trên tin rằng có thể giúp chị em hiểu được việc nâng mũi có biến chứng không. Thực tế những biến chứng thường xảy ra khi chị em chẳng may lựa chọn phải cơ sở thẩm mỹ không uy tín, bác sĩ thiếu kinh nghiệm dẫn đến những sai sót. Đôi khi lại do chính sự bất cẩn của người thực hiện nâng mũi trong khâu vệ sinh, chăm sóc hậu phẫu. Vì vậy, điều quan trọng là chị em cần tìm cho mình địa chỉ uy tín và tuân thủ đúng những chỉ dẫn của bác sĩ để chăm sóc tốt nhất vùng da sau nâng mũi.
Bài viết liên quan:
Bình luận