Nâng mũi có được ăn bắp không? Lưu ý về thực đơn sau nâng mũi

Một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học luôn là lưu ý hàng đầu với những khách hàng sau nâng mũi. Bên cạnh việc kiêng cữ các loại hải sản, thịt bò, thịt gà, rau muống. Câu hỏi nâng mũi có được ăn bắp không cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Trong bài việt hôm nay, bạn sẽ được giải đáp thắc mắc cũng như hướng dẫn cách xây dựng thực đơn phù hợp.

Sau nâng mũi có được ăn bắp không?
Sau nâng mũi có được ăn bắp không?

Lợi ích của bắp đối với sức khỏe

Trong 1 bắp ngô có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào như vitamin C, vitamin B1, vitamin B9, magie, kali, chất xơ, chất béo,…mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Giảm cholesterol trong máu nhờ lượng chất xơ dồi dào
  • Ngô có khả năng điều chỉnh lượng insulin trong máu rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Ngô có chứa các chất chống oxy hóa như axit folic, vitamin E và carotenoid giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư và các bệnh lão hóa.
  • Kali là một khoáng chất trong bắp giúp giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Bắp cung cấp nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
  • Bắp chứa nhiều carotenoid, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe mắt. Các carotenoid như lutein và zeaxanthin giúp ngăn ngừa các bệnh mắt liên quan đến lão hóa.
  • Ngô có khả năng kiểm soát cân nặng do giàu chất xơ và độ ngọt tự nhiên giúp giảm cảm giác đói và làm giảm lượng thức ăn được tiêu thụ.
  • Các hoạt chất như axit folic, zeaxanthin rất tốt cho phụ nữ mang thai giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi tối đa.
  • Lượng thiamin (Vitamin B1) dồi dào trong ngô giúp duy trì chức năng não, tổng hợp acetylcholine giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Bắp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cơ thể
Bắp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cơ thể

Nâng mũi có được ăn bắp không?

Theo ý kiến của chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi hoàn toàn có thể ăn bắp như bình thường. Bởi lẽ dựa theo nghiên cứu cho thấy cứ trung bình trong 100g bắp chứa tới 177 calo, ngoài ra còn có một lượng lớn vitamin A, E, C, K và các khoáng chất thiết yếu

 Đây đều là những thành phần quan trọng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể sau một ca phẫu thuật. Các chất dinh dưỡng này cũng tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và tiêu hóa.

  • Folate hay còn được biết đến với tên gọi là vitamin B9:

Đây là thành phần làm nên công dụng của bắp đối với sức khỏe nói chung và người đang có vết thương hở nói riêng. Sự khỏe mạnh của những tế bào mới và tế bào hồng cầu có sẵn trong cơ thể phụ thuộc rất lớn vào vitamin B9. Nhất là sau khi nâng mũi, cơ thể cần nạp vào một lượng lớn loại vitamin này để có đủ điều kiện phục hồi và làm lành vùng da bị tổn thương.

  • Hàm lượng chất xơ:

Giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng táo bón hay khó chịu ở dạ dày sau khi phẫu thuật. Loại dưỡng chất này giúp sản sinh ra những vi khuẩn có lợi trong thành dạ dày và thành ruột già giúp khách hàng hoàn toàn không có cảm giác khó chịu, đầy hơi, buồn nôn.

Lượng dưỡng chất giàu có trong bắp giúp vết thương mau lành
Lượng dưỡng chất giàu có trong bắp giúp vết thương mau lành
  • Vitamin A, C và các chất chống oxy hóa:

Tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa khả năng hình thành sẹo và giúp vết thương nhanh phục hồi không để lại thâm sẹo. Đặc biệt những chất này giúp giảm tình trạng sưng đỏ, viêm nhiễm sau khi nâng mũi.

  • Vitamin B12 và sắt:

Giúp sản sinh ra các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sau phẫu thuật.

Với những phân tích liên quan đến thành phần dinh dưỡng của bắp hẳn không còn quá khó để trả lời câu hỏi sau nâng mũi có được ăn bắp không. Tuy nhiên để đảm bảo không có biến chứng gì xảy ra bạn vẫn cần nên tham khảo ý kiến của chuyên gia thẩm mỹ. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không nên kết hợp bắp với một số loại thực phẩm.

Nâng mũi có được ăn ngô nếp không?

Sau nâng mũi hoàn toàn có thể ăn ngô nếp bình thường do trong ngô nếp cung cấp các loại dưỡng chất như vitamin E, B, chất chống oxy hóa, protein,…giúp hạn chế nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới và phục hồi vết thương hở.

Ngô nếp giúp phục hồi vết thương hở sau khi nâng mũi
Ngô nếp giúp phục hồi vết thương hở sau khi nâng mũi

Một số món ăn kết hợp với bắp bạn nên kiêng sau nâng mũi

Sau nâng mũi, nếu bạn muốn bổ sung chất dinh dưỡng bằng bắp thì chỉ nên ăn bắp luộc thông thường. Tuyệt đối không nên kết hợp với một số loại thực phẩm dưới đây vì có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm hay kích ứng đến vết thương:

  • Xôi bắp:

Bắp khi kết hợp với nếp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ đến vết thương. Nếp có tính nóng, khi vào cơ thể đang có vết mổ sẽ gây ra tình trạng sưng đỏ, khó chịu.

Sử dụng thường xuyên sẽ sinh ra hiện tượng tấy đỏ, chảy dịch vàng và nhiễm trùng. Cần kiêng món xôi nếp ít nhất 3 – 4 tuần sau phẫu thuật để đảm bảo cho quá trình phục hồi.

  • Bắp chiên, bắp xào:

Những món chiên xào nhiều dầu mỡ không được khuyến cáo sau phẫu thuật. Không những thế một số nơi còn cho tôm khô hoặc phô mai vào món ăn này, đây đều là những thực phẩm không tốt sau nâng mũi. Chúng có thể gây ra các phản ứng viêm tại chỗ, ngứa ngáy, khó chịu hoặc tăng cường nguy cơ hình thành thâm sẹo.

Không nên ăn xôi bắp, bắp chiên, bắp xào
Không nên ăn xôi bắp, bắp chiên, bắp xào
  • Chả giò tôm bắp:

Đây vẫn là tiếp tục một món ăn cần kiêng sau nâng mũi, thịt bò, trứng cút, tôm và các loại hải sản có trong chả giò đều có thể gây ảnh hưởng đến vết thương. Cần kiêng ít nhất 3 – 4 tuần để đảm bảo không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra.

Nếu bạn muốn đảm bảo nâng mũi có được ăn bắp không thì nên ăn bắp luộc, sữa bắp, chè bắp, bắp nấu lá dứa. Những món ăn đơn giản để tránh làm ảnh hưởng đến vết mổ.

Xem thêm: Nâng mũi ăn mắm tôm, mắm nêm được không – Cần kiêng những gì?

Hướng dẫn thiết kế thực đơn sau nâng mũi

Bên cạnh việc thắc mắc sau nâng mũi có được ăn bắp không thì lưu ý về một thực đơn lành mạnh cũng vô cùng quan trọng. Theo đó, bên cạnh bổ sung bắp bạn cũng nên tăng cường các loại thực phẩm dưới đây để đẩy nhanh quá trình phục hồi:

  • Các loại rau củ giàu vitamin và khoáng chất như bắp cải, mướp đắng, súp lơ. Những loại thực phẩm này có chưa lượng lớn chất xơ giúp cơ thể được phục hồi về thể trạng tốt nhất sau phẫu thuật. Ngoài ra hàm lượng kẽm và sắt giàu có trong những loại rau củ này cũng tăng cường khả năng tổng hợp enzyme và vi khuẩn có lợi.
  • Tăng cường bổ sung các loại hạt giúp bổ sung lượng lớn năng lượng đã mất. Tham gia vào quá trình hình thành tế bào mới, chăm sóc tế bào cũ và sản sinh hồng cầu đi nuôi chức năng sống của cơ thể.
  • Thịt lợn và một số thực phẩm giàu chất đạm giúp cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cho quá trình phục hồi và phát triển.
Tăng cường bổ sung rau củ quả sau nâng mũi
Tăng cường bổ sung rau củ quả sau nâng mũi

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến một số loại thực phẩm cần kiêng cữ như thịt bò, rau muống, nước tương, hải sản tránh gây biến chứng làm vết thương mau phục hồi.

Nâng mũi có được ăn bắp không là một trong những câu hỏi cần được tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và thẩm mỹ. Điều này giúp bạn biết cách ăn đúng, ăn đủ và ăn khoa học nhằm tránh những nguy cơ phát sinh biến chứng không đáng có. Đừng quên theo dõi website để cập nhật các tin tức làm đẹp bổ ích khác nhé!

Xem thêm

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận