banner thang 11

Nâng mũi có được ăn cua đồng không? Có lợi và có hại ra sao?

Chúng ta đều hiểu rằng, hải sản là loại thực phẩm cần kiêng sau khi thực hiện phẫu thuật. Nhưng liệu cua đồng có phải là trường hợp ngoại lệ được dùng sau khi nâng mũi hay không? Cùng tìm hiểu ngay để biết chính xác nâng mũi có được ăn cua đồng không nhé!

Cua đồng chứa chất dinh dưỡng nào? Có lợi ích ra sao?

Nhiều người bán tín bán nghi về việc nâng mũi có được ăn cua đồng không cũng bởi giá trị dinh dưỡng của cua rất cao. Nhưng cua là một loại hải sản, mà hải sản lại nằm trong danh sách tuyệt đối kiêng cữ sau khi nâng mũi.

Cua đồng mang giá trị dinh dưỡng cao
Cua đồng mang giá trị dinh dưỡng cao

Trước tiên, chúng ta cùng xem cua có những thành phần và công dụng ra sao mới đưa ra kết luận có được ăn hay không. Cụ thể, 100g cua đồng có chứa giá trị dinh dưỡng như sau:

– Calo: 89g

– Nước: 74,4g

– Lipid: 3,3g

– Glucid: 2g

– Protid: 12,3g

– Canxi: 5.040mg

– Sắt: 4,7mg

– Photpho: 430mg

Bên cạnh đó, cua đồng chứa nhiều vitamin B1, B2, PP và muối khoáng. Theo các nghiên cứu cho biết, loại hải sản này chứa 8/10 loại axit amin cần thiết cho cơ thể.

Với các thành phần dinh dưỡng nêu trên, cua đồng là một trong các loại thực phẩm dân dã khoái khẩu nhất. Vào những ngày trưa hè, một bát canh cua giúp thanh nhiệt, giải độc, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Công dụng tuyệt vời nhất của cua có lẽ là trị được những chấn thương bầm dập, sưng tấy, chứng phù tim, viêm thận cấp, lở ngứa. Ngoài ra, cua còn giúp ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ những người kém ăn, mất ngủ, bồn chồn…

Nâng mũi có được ăn cua đồng không? Kiêng ăn gì?

Như đã tìm hiểu, ăn cua rất có lợi cho sức khỏe mà chúng ta nên tìm hiểu những công thức chữa trị các bệnh từ cua, nhưng đó là đối với cơ thể bình thường.

Nâng mũi có được ăn cua đồng không?
Nâng mũi có được ăn cua đồng không?

Nâng mũi có được ăn cua đồng không? Các chuyên gia khẳng định không nên ăn cua sau khi nâng mũi. Vì cua đồng chứa nhiều chất đạm và hàm lượng canxi cao có thể gây cản trở quá trình phục hồi mũi. Theo đó, những người có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ gây ngứa ngáy, mưng mủ, dễ để lại sẹo lồi khi lành da.

Ngoài ra, cua đồng còn chứa các loại ký sinh trùng, nếu không chế biến kỹ có thể dẫn đến các triệu chứng lạnh bụng, nôn mửa, khó tiêu, hay  ngộ độc gây tiêu chảy. Hoặc nặng nhất là mắc bệnh sán với những biểu hiện như tức ngực, ho, nóng sốt, khó thở, nổi mề đay…

Các loại hải sản cần kiêng ăn sau khi nâng mũi
Các loại hải sản cần kiêng ăn sau khi nâng mũi

Nhìn chung, tất cả các loại hải sản đều có tính hàn, không tốt cho người trong giai đoạn phẫu thuật, nhất là nâng mũi. Do đó, cua đồng và các loại hải sản như: tôm, mực, ốc, ghẹ, cá… đều kiêng ăn.

Bên cạnh đó, danh sách thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi mà bạn cần biết bao gồm: thịt bò, thịt gà, rau muống, trứng, xôi nếp, thức ăn cay nóng, chất kích thích…

Lưu ý: Thời gian kiêng cữ tùy vào cơ địa của mỗi người, nhưng ít nhất khoảng 1 tháng để đảm bảo mũi ổn định hoàn toàn.

Nên ăn gì sau khi nâng mũi giúp nhanh lành?

Bên cạnh thắc mắc nâng mũi có được ăn cua đồng không thì có không ít các câu hỏi liên quan đến thực phẩm cần dùng. So với các thực phẩm kiêng ăn, vẫn còn nhiều loại mà các bạn có thể thay thế bổ sung, chẳng những chứa những dưỡng chất có lợi cho việc lành da mà còn bồi bổ sức khỏe.

Các loại thực phẩm cần dùng tốt cho việc lành da
Các loại thực phẩm cần dùng tốt cho việc lành da

Chẳng hạn, để thay thế hải sản, các bạn có thể ăn các loại cá đồng vẫn rất ngon miệng. Hàm lượng dinh dưỡng cao có thể giúp tái tạo mô mà không gây sưng, mưng mủ.

Thông thường chúng ta vẫn hay bổ sung lượng đạm từ thịt bò, trứng… nhưng nâng mũi nên thay thế chất này từ thịt heo, các loại ngũ cốc, các loại hạt, sữa…

Bỏ qua các loại thức ăn cay nóng, bánh ngọt… các bạn có thể ăn vặt các loại trái cây có nhiều vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy kéo da non, chống oxy hóa. Các loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, đu đủ, dâu tây… rất tốt cho cơ thể.

Các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A, C, E giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ đông máu, lành da như cà rốt, cà chua, khoai lang, khoai tây, ớt chuông, bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, rau diếp cá…

Các loại thực phẩm chứa vitamin E từ các loại hạt, dầu thực vật như hướng dương, dầu ô liu, dầu dừa có thể ngăn ngừa hình thành sẹo. Chất béo từ dầu cá giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, tăng khả năng hấp thụ vitamin.

Để thay đổi khẩu vị, tăng cường vị giác, các bạn có thể xay nước ép từ các loại trái cây uống mỗi ngày. Hoặc ăn sữa chua có lợi cho việc ngăn ngừa vi khuẩn. Đặc biệt nên bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng.

Nâng mũi có được ăn cua đồng không? Những ai thắc mắc câu hỏi này nên chú ý những hướng dẫn như đã trình bày bạn nhé! Và còn nên lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động để mũi mau chóng chuẩn dáng.

Bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận