Nâng mũi có được ăn rau ngót không là thắc mắc của nhiều người dùng nhưng chưa có câu giải đáp thỏa đáng. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết vấn đề này cũng như sẽ gợi ý đến bạn thêm một số loại rau tốt cho vết thương mũi. Bạn quan tâm đừng bỏ qua những thông tin cực hữu ích này nhé!

Nâng mũi có được ăn rau ngót không?
Nâng mũi có được ăn rau ngót không được các chuyên gia chia sẻ là CÓ. Bởi trong rau ngót hay rau bồ ngót chứa rất nhiều dưỡng chất hữu ích tốt cho cơ thể và làm lành vết thương. Cụ thể trong 100gr rau ngót chứa:
- Chất đạm: 6,5g
- Chất béo: 0,08g
- Đường: 9g
- Kali: 503mg
- Chất sắt: 15,7mg
- Mangan: 13,5mg
- Chất đồng: 0,45mg
- Vitamin C: 85mg
- Vitamin B1: 0,033
- Vitamin B2: 0,88mg
Đây là những thành phần quan trọng và cần thiết để sản xuất collagen, tổng hợp protein và vận chuyển chất béo giúp vết thương mau hồi phục. Ngoài ra các vitamin có trong rau ngót có khả năng chống nhiễm khuẩn, giúp da mau liền lại và khỏe mạnh hơn.

||Xem thêm: Sau nâng mũi có được ăn sứa được không?
Giá trị dinh dưỡng của rau ngót cho người sau nâng mũi
Những chia sẻ phía trên cũng cho bạn biết được câu trả lời nâng mũi có được ăn rau ngót không. Khi cơ thể người sau nâng mũi hấp thụ các dưỡng chất trong rau ngót sẽ mang đến giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời:
- Thanh nhiệt cơ thể: Rau ngót rất lành tính và có tính mát rất thích hợp có trong thực đơn vào những ngày hè oi bức để giúp thanh nhiệt cơ thể.
- Chữa chảy máu mũi: Sau nâng mũi, nếu không may bị chảy máu do bị tác động bởi dao kéo, bạn có thể sử dụng rau ngót làm bài thuốc chữa trị. Cách chế biến rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nhuyễn rồi cho thêm ít đường vào phần nước cốt để dễ uống hơn.
- Hạn chế viêm nhiễm: Với hàm lượng vitamin C dồi dào có trong rau ngót giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra theo nghiên cứu, chất ethanol từ rau bồ ngót cũng có tác dụng chống viêm nhiễm rất tốt.
Một số món ăn phù hợp cho người sau phẫu thuật: Cháo thịt nạc rau ngót, canh rau ngót nấu mộc, canh rau ngót thịt băm, nước ép rau ngót, canh rau ngót nấu chay… Tuy nhiên bạn nên lưu ý không ăn quá nhiều rau ngót cùng lúc gây ra dư thừa dưỡng chất phản tác dụng.

Các loại rau củ nên sử dụng sau khi nâng mũi
Bên cạnh vấn đề nâng mũi có được ăn rau ngót không được khẳng định là nên ăn, bạn cũng nên bổ sung thêm một số loại rau củ tươi sau vào thực đơn cho người nâng mũi:
Rau mồng tơi
Ngoài rau ngót, nâng mũi có ăn rau mồng tơi được không cũng được nhiều người đặt câu hỏi. Theo các chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể ăn mồng tơi bởi chúng rất lành tính, an toàn. Đồng thời, trong rau mồng tơi cũng được phát hiện nhiều dưỡng chất giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giúp vết thương mau lành.
Rau bí
Tương tự, nâng mũi có được ăn rau bí không cũng được giải đáp là có. Cụ thể rau bí được nhắc đến ở đây là rau bí đỏ. Trong bí đó cũng như trong rau chí có chứa thành phần sắt, chất xơ, muối khoáng và các vitamin tốt, có giá trị dinh dưỡng cao.

Khoai tây
Sau nâng mũi, theo các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung thêm các món ăn chế biến từ khoai tây. Bởi trong khoai tây chứa hàm lượng vitamin C, B6 và các chất xơ, chất sắt dồi dào. Các dưỡng chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm và giúp vết thương mau lành.
Ngoài ra, vỏ khoai tây được phát hiện đang lại hiệu quả cao trong việc chữa trị các bệnh lý rối loạn về da. Vì vậy, khi vết thương nâng mũi bắt đầu lên da non, bạn có thể ép khoai tây nguyên vỏ lấy nước thoa lên da sẽ giúp da căng mịn.
Cà rốt
Cà rốt là loại củ từ thiên nhiên được biết cung cấp nhiều vitamin A giúp làm sáng mắt, duy trì huyết áp ổn định. Còn trong công dụng làm đẹp, ăn cà rốt giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các vitamin C có trong cà rốt góp phần vào quá trình sản xuất collagen cần thiết cho việc chữa lành vết thương.

Bắp cải
Hàm lượng chất xơ và nước có trong bắp cải chiếm phần lớn, có lợi cho hệ tiêu hóa và hạn chế viêm nhiễm khi có vết thương. Ngoài ra có thể bạn chưa biết, hàm lượng vitamin C có trong bắp cải còn nhiều hơn rất nhiều lần so với cam, cà rốt, khoai tây. Nhờ vậy dưỡng chất này giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch rất hiệu quả.
Một số món ăn từ bắp cải tốt cho người sau nâng mũi: bắp cải luộc, bắp cải hấp, bắp cải xào thịt, bắp cải nấu canh sườn… Tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên ăn bắp cải sống vì dễ gây đầy hơi, khó tiêu đặc biệt với bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày.
Củ cải trắng
Tương tự như củ cải đỏ là cà rốt, củ cải trắng cũng là thực phẩm bạn nên bổ sung thêm trong quá trình nâng mũi. Ngoài vitamin C, củ cải trắng còn chứa nhiều vitamin B2 hỗ trợ dưỡng ẩm, tránh mất nước. Vitamin B3 và dưỡng chất canxi hỗ trợ chống khô da, ngăn chặn sự lão hóa trên da vùng mũi sau phẫu thuật.

Súp lơ
Súp lơ hay có tên gọi khác là bông cải xanh là cái tên luôn có trong danh sách những thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật. Hàm lượng vitamin C và A dồi dào trong súp lơ có khả năng tự sản sinh collagen, tái tạo tế bào da mới giúp cải thiện vùng da bị tổn thương khi nâng mũi.
Ớt chuông
Được đánh giá có nguồn chất sắt và vitamin C chiếm phần lớn, ớt chuông là loại rau củ được khuyến khích nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cho cả người nâng mũi và người bình thường. Chất sắt giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng tốt hơn, cải thiện sức khỏe rõ rệt, cải thiện tình trạng thiếu máu. Còn vitamin C trong ớt chuông giúp tăng cường sản xuất collagen, giúp da luôn khỏe mạnh và vết thương mau lành tránh bị bầm tím.

Thực phẩm cần kiêng cữ sau nâng mũi
Bên cạnh việc quan tâm nâng mũi có được ăn rau ngót không và những loại rau củ nên bổ sung. Bạn cũng nên lưu ý thêm những loại thực phẩm nên kiêng cữ sau nâng mũi để tránh những biến chứng xấu:
- Thức ăn cứng: Sau nâng mũi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cơ chế nhai, vì vậy không nên ăn thức ăn cứng, to khó nhai. Thay vào đó, khi chế biến nên nấu mềm hơn, cắt miếng nhỏ hơn và nên ăn thức ăn lỏng như cháo hoặc các món nước để dễ hấp thụ.
- Thức ăn gây sẹo lồi, sẹo thâm: Một số thực phẩm điển hình gây nên tình trạng sẹo lồi, sẹo thâm bạn nên tránh né: rau muống, thịt bò, thịt gà, trứng…
- Thực phẩm gây dị ứng, kích ứng vết thương: Hải sản chứa chất tanh nhiều khi ăn dễ khiến vết thương ngứa ngáy, nổi đỏ. Còn các món ăn chế biến từ gạo nếp có tính nóng sẽ làm vết thương sưng mủ lâu lành.
- Chất kích thích, thực phẩm lên men: Đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người nâng mũi càng không nên sử dụng. Các món ăn cay nóng, có nhiều gia vị, nước uống có cồn như bia, rượu… khiến vết thương dễ bị dị ứng và sưng đau.
- Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: Danh sách loại thực phẩm này điển hình là các loại đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, sữa nguyên kem… gây khó tiêu, khiến vết mổ nâng mũi lâu liền da.

||Xem thêm: Nâng mũi bao lâu được ăn rau muống bình thường
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng biết được nâng mũi có được ăn rau ngót không cho câu trả lời là hoàn toàn ăn được. Bên cạnh đó còn cung cấp thêm cho bạn danh sách các loại rau củ nên bổ sung và các loại thực phẩm nên kiêng cữ sau nâng mũi. Hy vọng bạn sẽ chú ý áp dụng và sớm sở hữu chiếc mũi cao như mong muốn.
Xem thêm các bài viết cung chủ đề:
Bình luận