banner thang 11

Nâng mũi có nên đi lại nhiều không? Lời khuyên từ bác sĩ

Sau khi nâng mũi, khách hàng sẽ cần chú ý đến chế độ ăn uống, kiêng khem, vệ sinh mũi,…Điều này bao gồm cả vấn đề nâng mũi có nên đi lại nhiều không và những điều cần lưu ý trong sinh hoạt nhằm tránh va chạm ảnh hưởng đến phom  mũi. Mời quý bạn đọc cùng nangmuithammyhanquoc.com tìm hiểu giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Việc đi lại, di chuyển nhiều được bác sĩ khuyến cáo cần hạn chế sau khi nâng mũi
Việc đi lại, di chuyển nhiều được bác sĩ khuyến cáo cần hạn chế sau khi nâng mũi

Nâng mũi có nên đi lại nhiều không?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, KHÔNG NÊN đi lại nhiều sau khi nâng mũi, đặc biệt trong 3 – 4 ngày đầu tiên, bạn chỉ nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tại nhà, không di chuyển trong bán kính 50m và giảm vận động tối đa. Chú ý tuyệt đối không chạy nhảy, không chơi thể thao, không tham gia các hoạt động ngoài trời.

Việc di chuyển nhiều sau khi nâng mũi có thể gây ra các rủi ro như:

Lệch mũi, ảnh hưởng đến phom mũi ban đầu

Việc di chuyển liên tục bắt buộc phải hoạt động cơ mặt khiến cho sụn mũi chưa ổn định sẽ có xu hướng lệch khỏi vị trí ban đầu. Việc sụn mũi di chuyển cọ xát vào da sẽ gây cảm giác đau đớn cho khách hàng.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Việc di chuyển nhiều tăng tần suất tiếp xúc với vi khuẩn, khói bụi ô nhiễm tạo điều kiện hình thành ổ viêm, nhiễm trùng trên mũi. Ngoài ra, vận động khiến tăng tiết mồ hôi nhiều giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương chưa lành gây ra phù nề, mưng mủ, thậm chí là hoại tử.

Việc đi lại, di chuyển nhiều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mũi
Việc đi lại, di chuyển nhiều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mũi

Kéo dài thời gian phục hồi

Vận động quá nhiều có thể làm tăng nhịp tim, tốc độ hít thở tăng gấp 7 lần so với bình thường khiến mũi phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó, các mao mạch phải làm việc hết sức gây ra hiện tượng sưng tím kéo dài, vết thương lâu phục hồi. Vì vậy, để đảm bảo mũi vào phom dáng ổn định, vết thương mau phục hồi thì bạn cần hạn chế tối đa đi lại, di chuyển sau khi phẫu thuật.

Bao lâu sau nâng mũi có thể đi lại bình thường?

Sau nâng mũi, bạn nên hạn chế vận động và đi lại nhẹ nhàng trong ít nhất 5-7 ngày. Theo đó, bạn tuyệt đối không chạy bộ, chơi thể thao, tập gym trong ít nhất 1 tuần sau nâng mũi để đảm bảo mũi không bị tình trạng vẹo, lệch sau nâng. Ngoài ra, hạn chế cúi đầu, cười nói quá nhiều trong thời gian này để tránh ảnh hưởng đến vết thương.

Sau khi nâng mũi ít nhất 5-7 ngày bạn mới có thể đi lại như bình thường
Sau khi nâng mũi ít nhất 5-7 ngày bạn mới có thể đi lại như bình thường

Một số lưu ý khi đi lại, di chuyển sau khi nâng mũi

Sau khoảng thời gian 1 tuần, bạn có thể đi lại, vận động bình thường nhưng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để mũi mau hồi phục và không ảnh hưởng đến phom dáng mũi:

Đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi

Dù đã qua 1 tuần đầu nâng mũi, bạn có thể đi lại nhưng cần chú ý di chuyển nhẹ nhàng, chậm rãi. Áp dụng nguyên tắc đi chậm – nghỉ mệt, chia quãng đường thành nhiều chặng nhỏ, cứ đi 5 phút nghỉ 1 phút, chủ yếu là đi dạo. Trong quá trình đi chú ý thả lỏng 2 vai, đưa 2 tay ra sau lưng, không vung vẩy tay.

Tránh đi lại ở nơi đông người

Khi đi lại ở nơi đông người, nguy cơ va chạm là khá cao, chỉ cần một xô xát nhẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến dáng mũi. Vì vậy, bạn cần hạn chế việc đi qua nơi đông người, khu vực nhiều xe qua lại, công viên, sảnh chung cư, sân chơi,…

Ưu tiên đi lại ở nơi vắng người để hạn chế va chạm
Ưu tiên đi lại ở nơi vắng người để hạn chế va chạm

Chọn nơi không khí trong lành, ít xe qua lại

Sau nâng mũi, bạn nên tránh đi lại trong môi trường ô nhiễm và đông xe cộ. Không khí độc hại có thể là tác nhân khiến cho mũi dễ bị nhiễm trùng và gia tăng các bệnh về đường hô hấp. Theo đó, thời điểm thích hợp để đi bộ là trong khung giờ 5-6h sáng và 8h30-9h tối. Ưu tiên đi lại ở những nơi có cây xanh và không quen đeo khẩu trang và đội mũ.

Hạn chế chạy nhảy và chơi thể thao

Tránh hoạt động có cường độ lớn và chuyển động đột ngột như chạy nhảy, chơi bóng đá, bóng chuyền và các môn thể thao cường độ cao. Chú ý kiêng các bộ môn này ít nhất 1 tháng. Điều này giúp đảm bảo vùng mũi sau nâng không bị tổn thương hoặc biến dạng.

Hạn chế vận động cường độ cao sau khi nâng mũi để tránh những tổn thương và biến dạng mũi
Hạn chế vận động cường độ cao sau khi nâng mũi để tránh những tổn thương và biến dạng mũi

Một số lưu ý trong sinh hoạt để mũi mau phục hồi

Ngoài vấn đề nâng mũi có nên đi lại nhiều không, bạn đọc cũng cần chú ý một số kiêng khem trong quá trình sinh hoạt như sau:

  • Vệ sinh mũi sau nâng ít nhất 2 lần/ngày bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
  • Trong 3 ngày đầu tiên, bạn không được tự ý tháo nẹp, băng gạc hay sờ nắn mũi.
  • Không sử dụng sữa rửa mặt trong ít nhất 1 tháng đầu sau nâng mũi.
  • Không trang điểm trong vòng 1 tháng sau khi nâng mũi, các hoá chất có trong mỹ phẩm sẽ gia tăng tình trạng viêm nhiễm.
  • Kiêng các thực phẩm có thể gây mưng mủ cho vết thương và để lại sẹo thâm, sẹo lồi như đồ nếp, thịt bò, thịt trâu, rau muống, hải sản, thịt gà,….
  • Hạn chế tối đa sử dụng các thức uống có cồn như bia, rượu và nước ngọt có gas.
  • Bổ sung các món ăn giàu protein như thịt heo, thịt cá, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt ngũ cốc,…
  • Bổ sung rau xanh, hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày.
Nên bổ sung các loại rau xanh để tăng cường miễn dịch và rút ngắn thời gian phục hồi vết thương
Nên bổ sung các loại rau xanh để tăng cường miễn dịch và rút ngắn thời gian phục hồi vết thương

Trên đây là giải đáp nâng mũi có nên đi lại nhiều không và nhưng lưu ý khi vận động, di chuyển để mũi mau hồi phục nhất. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, bạn hãy để lại bình luận phía dưới để được giải đáp sớm nhất.

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận