Các món ăn được nấu từ nếp thường khá hấp dẫn tuy nhiên đối với những ai vừa trải qua ca phẫu thuật thì lại phải kiêng cữ những món ăn này. Lý do tại sao nên kiêng đồ nếp và nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Sau khi nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu mới được ăn lại?
Theo các chuyên gia, những chị em cơ địa mau lành thì chỉ trong tầm 1 tháng là đã có thể ăn đồ nếp lại bình thường. Nhưng cũng có nhiều trường hợp phải mất thời gian lâu hơn để mũi lành lại hoàn toàn thì mới có thể ăn đồ nếp.
Các món nếp khá bổ dưỡng nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến vết thương hở, nguy cơ để lại sẹo lồi mất thẩm mỹ cực kỳ cao. Chính vì vậy mà sau khi vừa nâng mũi cấu trúc xong, bạn nên nên kiêng cữ các món ăn nấu từ gạo nếp. Việc sau khi nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu được nhiều chị em quan tâm. Để giải đáp cho vấn đề này, nhiều chuyên gia thẩm mỹ cho rằng thời gian phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người phục hồi nhanh hay chậm.
Để tránh những biến chứng ngoài ý muốn, dù kiêng cữ đồ nếp bao lâu chị em cũng cần cố gắng để vết thương phục hồi hoàn toàn nhé! Ngoài ra cũng cần tuân thủ đúng những chỉ định từ bác sĩ trong việc chăm sóc tại nhà và đi tái khám như lịch hẹn.
Vì sao cần kiêng đồ nếp sau khi phẫu thuật nâng mũi?
Gạo nếp có thể chế biến thành nhiều món ăn phổ biến và quen thuộc với người Việt Nam. Dù gạo nếp mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cùng lợi ích rõ ràng cho sức khỏe song đây lại là một trong những loại thực phẩm gây bất lợi cho quá trình lành thương. Chính vì vậy mà mà các chuyên gia thẩm mỹ luôn khuyên chị em cần tránh nếu vừa trải qua ca phẫu thuật thẩm mỹ nào đó.
Thực tế, gạo nếp rất giàu chất khoáng và các vitamin có lợi cho sức khỏe vitamin B5, đồng, v…v. Tuy nhiên nếp lại có tính nóng vì vậy rất dễ gây nên tình trạng sưng viêm, mưng mủ ở những vết thương hở, khiến cho cho vết thương lâu lành, lâu kéo da non sau khi lành nguy cơ rất cao là để lại sẹo lồi rất mất thẩm mỹ. Nếu chị em nào muốn đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất sau nâng mũi thì hãy chịu khó tránh các món ăn nấu từ thực phẩm này nhé.
Lỡ ăn đồ nếp sau phẫu thuật nâng mũi có sao không?
Nếu không may ăn phải những món ăn từ đồ nếp với số lượng lớn sẽ gây ra các tình trạng như vết thương mưng mủ, lâu lành, xuất hiện sẹo lồi gây mất thẩm mỹ sau này. Để giải quyết, bạn hãy uống thật nhiều nước, ít nhất 2-3 lít/ngày để tăng cường trao đổi chất, mau chóng thải hoạt chất có hại cơ thể ra bên ngoài. Đồng thời liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải quyết.
Còn lại, nếu bạn quên bén việc kiêng khem và ăn phải lượng nhỏ đồ nếp thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Việc cần làm là dừng ngay việc nạp đồ nếp vào cơ thể và bổ sung thật nhiều nước.
Kiêng đồ nếp là kiêng những gì?
Kiêng đồ nếp có nghĩa là tránh ăn các món được làm từ gạo nếp như: các loại xôi, xôi chè, bánh chưng, bánh giầy, nếp cẩm, cơm lam, bánh nếp, bánh tét…Việc kiêng các món ăn từ gạo nếp sẽ giúp vết thương sau phẫu thuật không bị mưng mủ, sưng tấy. Ngoài ra, nếu bạn muốn vết thương nhanh hồi phục thì cũng cần kiêng đồ nếp triệt để.
Bên cạnh kiêng đồ nếp còn kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng và kiêng khem sau khi nâng mũi là điều quan trọng. Bên cạnh vấn đề nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu, bạn cũng nên tìm hiểu và tránh một số loại thực phẩm khác có khả năng làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương. Để giải đáp cho thắc mắc này, các chuyên gia đầu ngành đã đưa ra một danh sách như sau:
Các loại hải sản
Với câu hỏi bên cạnh kiêng đồ nếp còn kiêng gì thì hải sản chính là câu trả lời đầu tiên. Vì trong hải sản có chứa rất nhiều đạm và việc dung nạp 1 lượng đạm lớn như vậy vào cơ thể sau khi nâng mũi sẽ làm vết thương khó lành.
Đồng thời, trong hải sản có chứa nhiều thành phần gây ngứa và khó chịu ở vết thương vùng mũi. Theo thời gian, tình trạng này đôi khi sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm sau nâng. Chính vì vậy, các bạn không nên ăn các loại hải sản sau khi mới nâng mũi.
Thịt gà, thịt bò
Đây là 2 loại thịt có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng với những ai có vết thương hở, đặc biệt là vừa nâng mũi xong, các bạn tuyệt đối không được ăn 2 loại thịt này. Do thịt gà sẽ khiến vết mổ sưng lâu hơn, còn thịt bò lại làm thâm vết thương và dễ để lại sẹo xấu.
Rau muống
Đây là loại rau xanh thường được nhiều bác sĩ chỉ định không được ăn sau khi vừa làm phẫu thuật nâng mũi. Bởi trong rau muống có chứa nhiều đạm và một số thành phần làm thúc đẩy quá trình hình thành mô da quá mức. Từ đó rất dễ làm thịt bị lồi lên và hình thành sẹo lồi, gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ.
Các chất kích thích
Một số chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá không được phép sử dụng trong giai đoạn vừa phẫu thuật nâng mũi xong. Vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương và định hình dáng mũi.
Các món ăn muối chua lên men
Những loại thực phẩm muối chua, lên men như dưa cải chua, kim chi, cà muối…cũng cần tránh ăn sau khi vừa nâng mũi xong. Theo nhiều trường hợp khách hàng ghi nhận, chỉ vì “lỡ” quên mà họ đã ăn các loại thực phẩm này. Từ đó dẫn đến tình trạng vết thương sưng đau kéo dài, nặng hơn là bị mưng mủ và buộc phải đến thẩm mỹ viện để bác sĩ xử lý.
Cũng tương tự như với đồ nếp, những loại thực phẩm này cũng cần được kiêng loại bỏ ra khỏi bữa ăn trong vòng 1 tháng. Để giúp vết thương phục hồi nhanh chóng và dáng mũi được định hình tự nhiên hơn.
Như vậy, chị em đã có thể biết nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu cũng như bên cạnh kiêng đồ nếp còn kiêng gì. Hãy nhớ rằng cho dù các món ăn từ nếp có thơm ngon hấp dẫn thế nào thì cũng nên cố gắng kiêng cữ và chị em cần thực hiện theo chỉ dẫn từ bác sĩ, tái khám đúng hẹn để được theo dõi những quá trình hồi phục vết thương, từ đó xử lý kịp thời những rủi ro có thể xảy ra. Chúc chị em phẫu thuật thành công và có được dáng mũi mới đẹp tự nhiên nhất.
Bài viết liên quan:
Bình luận