Sau nâng mũi, bác sĩ sẽ sử dụng nẹp chuyên dụng để định hình mũi cố định. Việc này có tác dụng gì? Có giúp vết thương mau lành không và nâng mũi mấy ngày tháo nẹp, tháo băng? Những vấn đề liên quan đến việc tháo nẹp nâng mũi cũng như cách chăm sóc sau phẫu thuật sẽ được chia sẻ kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Tại sao nâng mũi cần nẹp lại sau phẫu thuật?
Sau phẫu thuật nâng mũi, để có được chiếc mũi ứng ý cần rất nhiều công đoạn trong đó không thể bỏ qua việc nẹp mũi. Tại sao nâng mũi cần nẹp lại sau phẫu thuật? Theo các chuyên gia trong ngành, sau phẫu thuật, việc chỉnh dáng mũi, tạo khoang đặt sụn sẽ phải trải qua một quá trình tái tạo mô. Vết thương lúc này còn rất yếu ớt, dễ bị tổn thương khi có tác động.
Vì vậy việc nẹp mũi định hình lúc này vừa hạn chế tình trạng vỡ mao mạch, sưng phù vừa cố định trục mũi đúng form dáng mũi mong muốn. Chiếc nẹp sẽ đóng vai trò cố định trục mũi, tránh bị lệch mũi, gãy xương mũi. Ngoài ra, nẹp cũng sẽ cố định sụn tránh bị xê dịch, giúp sụn ghép bám chắc hơn vào sống mũi và các mô.

Với những người có thói quen hay nằm nghiêng khi ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vết thương. Nên khi có nẹp mũi sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến dáng mũi rất nhiều khi ngủ quên và vô tình nằm nghiêng. Bởi mũi lúc này khá mong manh, yếu ớt cộng với việc nằm nghiêng thì khả năng bị lệch mũi là rất cao. Bên cạnh đó, nẹp mũi cũng tránh được phần nào những va chạm vào mũi không mong muốn.
Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp thì an toàn?
Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp là vấn đề tùy thuộc rất nhiều vào từng tình trạng phục hồi, cơ địa của mỗi khách hàng. Vì vậy thời gian nẹp mũi, tháo nẹp, tháo băng là không cố định. Thông thường với nhiều khách hàng, cần khoảng từ 4-7 ngày tháo nẹp nâng mũi sẽ an toàn. Một số trường hợp đặc biệt, thời gian có thể sớm hơn hoặc muộn hơn khoảng dự định này.

Khi nâng mũi, để cố định phần sụn vừa cấy, bác sĩ sẽ bỏ miếng mesh làm bằng nhựa silicon mềm vào trong 2 lỗ mũi sau đó nẹp mũi và băng lại bằng băng keo chuyên dụng. Lúc này sẽ hơi khó thở bằng mũi nên bạn phải chịu khó thở bằng miệng, sau 2-3 ngày đỡ hơn là có thể tháo miếng mesh trong mũi ra. Tiếp đó khoảng 4-5 ngày sẽ được tháo nẹp và tháo băng bên ngoài mũi.
Tất cả quá trình tháo nẹp mũi cần được bác sĩ thực hiện để đảm bảo an toàn vì vậy bạn không nên tự ý tháo nẹp tại nhà cũng không nên nâng mũi một nơi mà tháo nẹp một nơi. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mức độ lành thương của vết mổ để đưa ra những chỉ định về cách chăm sóc sau phẫu thuật tốt nhất.

Những lưu ý cần biết sau khi tháo nẹp nâng mũi
Sau khi được tháo nẹp và cắt chỉ, quá trình chăm sóc hồi phục là yếu tố quyết định đến dáng mũi của bạn xấu hay đẹp. Bên cạnh tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ, để quá trình làm lành vết thương nhanh chóng, sau khi tháo nẹp, bạn nên lưu ý thêm những điều sau:
Vệ sinh sạch sẽ
Làm sạch vùng da quanh mũi sau phẫu thuật là cách tốt nhất để tránh viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở. Do đó không được bỏ qua công đoạn quan trọng này, bạn thực hiện làm sạch mũi theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa mặt sạch với nước ấm giúp làm sạch sâu, làm mềm da, nuôi dưỡng vùng da mũi bị tổn thương. Tuyệt đối không sử dụng sữa rửa mặt cho vùng mũi cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Bước 2: Dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng lên vùng mặt, cổ, cằm, trán…
- Bước 3: Vệ sinh mũi bằng nước cất, nước muối pha loãng hoặc thảo mộc để giữ mũi luôn sạch sẽ, tránh sử dụng thuốc sát khuẩn mạnh. Lúc này bạn cũng có thể bôi thuốc mỡ để da mau lành theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Việc vệ sinh mũi rất quan trọng nhưng không nên lạm dụng quá nhiều vì rất dễ khiến da bị bào mòn, ửng đỏ hoặc bầm tím. Thực hiện làm sạch mũi 2 ngày/lần là đủ để an toàn cho da.

Cách giảm sưng mũi
Sưng bầm là trạng thái hết sức bình thường với những ai vừa nâng mũi nên bạn không cần quá lo lắng. Tình trạng này bị tác động bởi nhiều nguyên nhân: cơ địa của mỗi người, tay nghề của bác sĩ phẫu thuật, cách chăm sóc sau nâng mũi. Do đó tùy từng trường hợp để có cách làm giảm sưng mũi phù hợp, bạn có thể tham khảo các cách sau:
- Chườm đá lạnh: Trong 2-3 ngày đầu, bạn nên chườm đá lạnh để hạn chế sưng đỏ. Từ ngày thứ 4 thì chuyển qua chường ấm giảm đau, làm tan các vết bầm nhanh hơn. Nên chú ý tránh chườm đá trực tiếp lên vết thương để tránh hạn chế viêm nhiễm, tốt nhất nên sử dụng túi chườm.
- Uống thuốc theo đơn của bác sĩ: Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị và hướng dẫn sử dụng theo đúng liều lượng. Nếu có dị ứng với thành phần nào trong thuốc, hãy thông báo với bác sĩ để được thay thế loại thuốc cùng công dụng.
- Uống nhiều nước: Sau phẫu thuật, ngay cả khi bạn không bị sưng mũi thì các chuyên gia cũng đều khuyến khích uống nhiều nước. Chúng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, thanh lọc cơ thể, thải bớt độc tố. Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
- Bổ sung thêm vitamin: Nên tăng cường thêm vitamin A, E , C cho cơ thể bằng cách uống nước ép trái cây: cam, quýt, kiwi, cà rốt… Ngoài ra cũng có thể uống thêm sữa đậu nành trong thời gian này. Những chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sức đề kháng, giảm sưng mũi và làm lành vết thương nhanh chóng.

Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp cơ thể tiếp thêm nhiều năng lượng mà còn làm giảm các ảnh hưởng xấu đến dáng mũi và giúp quá trình hồi phục an toàn và hiệu quả hơn.
Sau nâng mũi, nên bổ sung thêm chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, thực phẩm chống viêm nhiễm như cà chua, bơ, bông cải xanh…, rau củ màu đỏ như cà rốt, bí đỏ… và trái cây họ cam quýt nhiều vitamin C. Những loại thức uống giúp giảm thiểu lo lắng như trà hoa cúc, nước dừa, trà thảo mộc…
Bên cạnh đó cũng nên hạn chế những món ăn dễ gây dị ứng, sưng mủ như hải sản, thịt bò, thịt gà, đồ nếp. Thức ăn cay nóng, dầu mỡ nhiều axit cũng nên kiêng vì chúng dễ gây xuất huyết hoặc nổi mẩn đỏ.

Tái khám định kỳ
Việc tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là rất quan trọng dù vết thương của bạn đã lành hay chưa. Có rất nhiều trường hợp cứ nghĩ vết thương đã khỏi nên chủ quan không đi kiểm tra, dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Thông thường, người nâng mũi sẽ tái khám định kỳ 1, 3, 6, 9 tháng để so sánh kết quả trước và sau phẫu thuật. Quá trình tái khám thường sẽ không mất phí khám vì vậy nên thăm khám đúng chỉ định để theo dõi quá trình hồi phục tốt nhất.
Những thông tin trên cũng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn nâng mũi mấy ngày tháo nẹp và cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích về việc chăm sóc hậu phẫu. Để sở hữu được chiếc mũi ưng ý nhất bạn cần kiên nhẫn và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ nhé!
Xem thêm
- Nâng mũi mấy ngày tháo băng? Có thể tự tháo được không?
- Nâng mũi được bao nhiêu năm? Có duy trì vĩnh viễn không?
- Nâng mũi bao lâu thì vào form, ổn định và đẹp như tự nhiên
- Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm? Nâng mũi bao lâu hồi phục phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được – Lời khuyên từ chuyên gia
- Trước và sau khi nâng mũi nam giới – Những điều bạn cần biết
Bình luận