banner thang 10
banner thang 10

Nâng mũi sụn tự thân có ưu nhược điểm gì?

Nâng mũi sụn tự thân là phương pháp cải thiện khuyết điểm mũi thấp bằng sụn tự nhiên lấy ra từ cơ thể. Vậy phương pháp này có những ưu nhược điểm gì, liệu có gì bất tiện hay đau đớn khi sử dụng hay không. Tìm hiểu ngay nhé!

Công nghệ nâng mũi phát triển thế nào?

Lúc công nghệ nâng mũi mới xuất hiện, nhìn cung vẫn khá thô sơn và đơn giản. Sụn sử dụng nâng mũi là phần sụn cứng được tạo từ nhựa sau đó nặn thành khối.

Bác sĩ thường phải điều chỉnh, cắt giảm miếng nhựa sao cho phù hợp với form mũi. Công nghệ nâng mũi truyền thống thường gặp ít được đảm bảo và gặp nhiều trục trặc chỉ sau một thời gian ngắn.

Các rủi ro như tụt sụn mũi, đầu mũi sưng đau dai dẳng, nhiễm trùng thậm chí là thủng hư đầu mũi là hoàn toàn có thể gặp phải. Điều này gây không ít sự lo ngại cho những ai muốn nâng mũi vào thời đó.

Nâng mũi bằng sụn tự thân là công nghệ mới và được ưa chuộng nhiều
Nâng mũi bằng sụn tự thân là công nghệ mới và được ưa chuộng nhiều

Công nghệ nâng mũi hiện nay đã được cải thiện và tiến bộ rất nhiều so với công nghệ cũ. Nhiều loại sụn nâng mũi ra đời, tạo điều kiện dễ dàng cho bác sĩ cũng như khách hàng lựa chọn.

Đồng thời, với công nghệ mới kèm trang thiết bị hiện đại nâng mũi có độ an toàn, hiệu quả và chất lượng cao hơn và đảm bảo hơn rất nhiều. Bác sĩ thường sẽ thăm khám và quyết định mũi sẽ được nâng theo phương cách nào.

Thực chất thì dáng mũi nào, sụn nâng mũi nào cũng đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Để lựa chọn được nên chọn cái nào cần tham khảo và tìm hiểu nhiều nguồn để có nhiều cái nhìn tổng quát hơn.

Có thể kể đến loại sụn được ưa chuộng nhất hiện nay là sụn tự thân. Cùng tìm hiểu ngay lý do tại sao nâng mũi sụn tự thân được ưa chuộng khá nhiều ở thời điểm hiện tại!

Có bao nhiêu loại sụn nâng mũi?

Nhu cầu nâng mũi làm đẹp ngày càng trở thành xu thế hiện nay. Vì vậy mà càng có thêm nhiều lựa chọn đa dạng, phong phú cho khách hàng lựa chọn. Từ kiểu dáng S line hay L line, sụn tự nhiên hay nhân tạo,…

Thực chất, dù sử dụng sụn nào cũng đều có điểm mạnh yếu khác nhau. Quan trọng là sở thích và cơ địa mỗi người sẽ phù hợp với loại nào. Để có thêm cái nhìn rõ hơn, nhìn chung có 3 loại sụn nâng mũi thường được sử dụng hiện nay:

Sụn tự thân

Sụn tự thân là sụn được chiết tách trực tiếp từ cơ thể người làm mũi. Các vị trí thường lấy sụn sẽ là tai, sườn, sụn vách ngăn hoặc sụn cân cơ thái dương.

Một số trường hợp cao cấp hơn, phần biểu bì mông cũng được bác sĩ sử dụng như một chất liệu phục vụ cho quá trình nâng mũi hiệu quả hơn.

Thường khi nâng mũi sẽ sử dụng sụn tự thân theo hai cách: dùng sụn tự thân riêng biệt hoặc dùng phối hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo. Sụn tự thân hiện nay đang được ưa chuộng vì nhiều lý do gồm:

  • Thứ nhất, sụn tự thân làm khuôn mắt sắc nét nhưng thường rất tự nhiên và hài hòa, không gây cảm giác thô kệch.
  • Thứ hai, sụn tự thân thường khá tương thích với cơ thể, ít gây ra các phản ứng miễn dịch có hại như khi dùng các loại sụn nhân tạo khác.
  • Thứ ba, nâng mũi sụn tự thân thường cho dáng mũi khá mềm mại, nhẹ nhàng và ít gây ra cảm giác khó chịu, sưng cứng ở đầu mũi. Độ an toàn của phương pháp này là hoàn toàn có thể đảm bảo.
Nâng mũi sụn tự thân đem lại dáng mũi mềm mại, hài hòa
Nâng mũi sụn tự thân đem lại dáng mũi mềm mại, hài hòa

Sụn nhân tạo

Sụn nhân tạo ra đời trước phương pháp sử dụng sụn tự thân. Thật ra đây là loại sụn khá được ưa thích ở thời vừa thay thế sụn nhựa của công nghệ truyền thống.

Cấu tạo từ thành phần silicon sinh học nên sụn nhân tạo khá mềm dẻo, đàn hồi và bền vững. Đồng thời, ít gặp phải những rủi ro như khi sử dụng sụn nhựa thời xưa.

Sụn silicon có thể dễ dàng điều chỉnh, cắt giảm tạo hình dáng mũi như mong muốn mà không tốn quá nhiều công sức của bác sĩ. Đồng thời, sụn nhân tạo cũng được chứng minh khá an toàn cho cơ thể.

Một số hạn chế của sụn nhân tạo là không bảo vệ được đầu mũi. Bên cạnh đó, vùng da tại đầu mũi sau một thời gian dài sẽ có hiện tượng bị bào mòn, sưng đỏ, tụt sóng,…

Các loại sụn công nghệ mới như sụn vách ngăn 3D,…

Sụn vách ngăn 3D thường chỉ có tác dụng hỗ trợ trong các trường hợp mũi khách hàng bị lệch vẹo, khiếm khuyết về dáng mũi quá nhiều.

Sụn vách ngăn 3D giúp cải thiện hoàn toàn các khuyết điểm này. Đồng thời, hỗ trợ kết quả tối ưu cho việc sử dụng một trong hai loại sụn trên.

Hiện nay, có khá nhiều loại sụn được sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, người ta có xu hướng kết hợp vật liệu hơn là sử dụng chuyên biệt một loại sụn nào đó.

Phương thức kết hợp giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo đang khá được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt trong công nghệ nâng mũi S line. Kết quả thu được thường khá mỹ mãn với dáng mũi cao, khuôn mặt cuốn hút.

Nâng mũi sụn tự thân có ưu nhược điểm gì?

Nâng mũi sụn tự thân ra đời giúp khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm mà sụn cổ điển và sụn nhân tạo không làm được. Các ưu điểm vượt trội mà sụn tự thân có thể đem đến bao gồm:

  • Dáng mũi cao ráo, mềm mại, thanh thoát hài hòa
  • Hạn chế các phản ứng miễn dịch, cơ chế tự đào thải của cơ thể
  • Khắc phục được nhiều nhược điểm như mũi tẹt thấp, mũi bè ngang, mũi biến dạng, mũi xấu do bẩm sinh hoặc do tai nạn
  • Đảm bảo hiệu quả và an toàn hầu như tuyệt đối
  • Không gây cảm giác đau đớn, viêm nhiễm hay bất kỳ rủi ro nào. Nếu có thường sẽ là do cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, bác sĩ không có kinh nghiệm.
Nâng mũi sụn tự thân cải thiện được nhiều khuyết điểm ở mũi
Nâng mũi sụn tự thân cải thiện được nhiều khuyết điểm ở mũi

Bên cạnh những điểm ưu việt của phương pháp, nâng mũi bằng sụn tự thân cũng có khá nhiều hạn chế vẫn chưa cải thiện được gồm có:

  • Chi phí cao nếu thực sự muốn đảm bảo an toàn và chất lượng tuyệt đối.
  • Yêu cầu trình độ, tay nghề bác sĩ khá cao vì quá trình tách chiết lấy sụn trong cơ thể thường khá phức tạp. Cần kỹ thuật khéo léo, cẩn thận và tỉ mỉ để tránh can thiệp, xâm lấn các bộ phận khác.
  • Nâng mũi tự thân thường trải qua quá trình lấy sụn sau đó mới đo vẽ tỉ lệ và phẫu thuật vì vậy mà tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
  • Đồng thời, việc chăm sóc cũng tốn công hơn vì phải kỹ lưỡng ở cả mũi và vị trí lấy sụn.
Nâng mũi sụn tự thân cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn
Nâng mũi sụn tự thân cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn

Cuối cùng, nếu đã quyết định nâng mũi lấy sụn tự thân thì nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng và lựa chọn sáng suốt nơi sẽ thực hiện thẩm mỹ. Tay nghề bác sĩ thường quyết định đến 80% thành công của cuộc phẫu thuật.

Các loại sụn tự thân thường dùng

Như đã trình bày ở trên, có khá nhiều vị trí có thể lấy sụn để thực hiện nâng mũi. Thường sụn ở mỗi vị trí sẽ có nhiều đặc điểm chuyên biệt, cụ thể gồm:

Sụn tai

Sụn tai được lấy từ vành tai của chính người thực hiện nâng mũi. Sụn vành tai có ưu điểm khá mềm dẻo và linh động, thuận lợi cho việc tạo hình đầu mũi.

Sụn vành tai hiếm khi dùng để nâng sống mũi vì nó không chắc chắn và ít bền vững trong một thời gian dài. Lấy sụn tai thường lấy ở phía sau tai nên ít thấy, không gây đau và ít ảnh hưởng đến chức năng tai.

Sụn sườn

Sụn sườn khá cứng, thẳng và ít biến dạng theo thời gian nên thường dùng để nâng sống mũi. Thường bác sĩ sẽ lấy đoạn cuối của xương sườn số 7 vì vị trí đó xương hồi phục và tái tạo nhanh chóng nhất.

Có nhiều vị trí có thể lấy sụn tự thân để nâng mũi
Có nhiều vị trí có thể lấy sụn tự thân để nâng mũi

Sụn vách ngăn

Sụn vách ngăn thường lấy trong cánh mũi. Với đặc tính mềm dẻo và khá thẳng nên thường dùng để kéo dài đầu mũi và dựng trụ mũi. Đây thường xem là vị trí lấy sụn lý tưởng nhất.

Sụn cân cơ thái dương

Vị trí lấy sụn là tại vùng thái dương, phần sụn này thường khá mềm và thường dùng trong tạo hình đầu mũi. Lấy sụn chỗ này cũng ít gây sẹo và thường không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Sở hữu vẻ đẹp vạn người mê, sự cuốn hút và sắc sảo bền vững theo thời gian sẽ là điều hoàn toàn có thể đạt được khi nâng mũi sụn tự thân. Hãy thật tỉnh táo khi lựa chọn cơ sở thẩm mỹ nhé!

Phương pháp nâng mũi sụn tự thân là phương pháp thẩm mỹ cải tiến nhất tính đến thời điểm hiện tại. Với nhiều ưu điểm chuyên biệt, nâng mũi sụn tự thân ngày càng được ưa thích hiện nay. Nếu muốn thực hiện nâng mũi, đây sẽ là giải pháp tuyệt vời mà bạn nên cân nhắc thực hiện!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận