Ai cũng biết giấc ngủ là rất quan trọng để cơ thể nghỉ ngơi sau những giờ làm vất vả. Một giấc ngủ ngon để giải tỏa căng thẳng, chuẩn bị cho ngày làm việc mới là cần thiết đối với mỗi người. Thế nhưng đôi khi chúng ta lại chẳng thể ngủ ngon bởi một lí do nào đó và một trong những nguyên nhân gây khó ngủ chính là nghẹt mũi. Vậy làm sao để giải quyết tình trạng đó, hôm nay nangmuithammyhanquoc.com sẽ bật mí cho bạn cách trị nghẹt mũi khi ngủ, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
1. Nghẹt mũi là gì?
Trước khi tìm cách trị nghẹt mũi khi ngủ cùng tìm hiểu nghẹt mũi là gì nhé! Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi do niêm mạc ở một bên của mũi bị ứ đầy máu trong khi niêm mạc ở bên đối diện các mạch máu lại như bị trống rỗng, khiến cho bạn luôn có cảm giác khó khăn khi thở bằng mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng.
Khi hệ thần kinh điều khiển mũi theo chu kỳ để tác động vào từng bên mũi thì ở một thời điểm nào đó, lượng không khí vào và ra ở một lỗ mũi sẽ nhiều hơn so với lỗ mũi còn lại. Lượng máu chảy dồn vào một bên mũi gây tắc nghẽn trong khoảng 3 đến 6 giờ, sau đó mới chảy sang lỗ mũi bên kia. Máu bị tắc nghẽn càng nhiều khi bạn nằm nghiêng đầu về phía bên đó.
Khi bạn bị cảm, các chất nhầy thường làm cho một bên lỗ mũi nghẹt thêm và khiến chúng ta nhận thức rõ rệt sự hoạt động của chu kì mũi.

2. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng nghẹt mũi khi ngủ
Muốn biết cách trị nghẹt mũi khi ngủ thì bạn cần biết được nguyên nhân do đâu để có cách điều trị đúng và hiệu quả. Sau đây là những nguyên nhân thường gây nên tình trạng nghẹt mũi khi ngủ:
Nghẹt mũi do bệnh lý thông thường gây viêm nhiễm mũi
- Cảm cúm: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm do virus gây ra thường diễn biến sau 7-10 ngày sẽ tự khỏi
- Viêm mũi xoang: Viêm niêm mạc mũi xoang do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra, làm tăng tiết dịch, dịch từ xoang chảy qua khe mũi làm cản trở đường hô hấp, gây nghẹt mũi, đặc biệt nghẹt khi nằm xuống.

- Viêm amidan: Đây cũng là nguyên nhân hay gặp gây nghẹt mũi nhất là ở trẻ em.
- Viêm mũi dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, thức ăn, thời tiết… Khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ gây ra phản ứng dị ứng, viêm mũi, tăng tiết dịch gây ra các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi.
Nghẹt mũi do các dị dạng khoang mũi
Các tình trạng như polyp mũi, vách ngăn mũi, khối u… làm cản trở đường đi của không khí vào phổi gây ra nghẹt mũi. Thông thường những nguyên nhân này được tìm ra khi soi tai mũi họng và giải quyết băng phẫu thuật.
Nghẹt mũi do chấn thương, dị vật trong mũi
Sau khi chấn thương mũi làm tổn thương mũi dẫn tới phù nề, lệch vách ngăn…cũng dẫn tới tình trạng nghẹt mũi. Dị vật ở mũi hay gặp nhất ở trẻ khi chơi có thể bị tắc vật gì đó trong mũi nhưng không biết nói cho người lớn, dẫn đến thường xuyên bị nghẹt mũi, viêm tại vị trí bị tắc.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như thuốc huyết áp, nếu dùng không đúng có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi.
Ngoài ra nghẹt mũi còn do trong quá trình sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá hay bị áp lực căng thẳng trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ bị nghẹt mũi.
3. Mẹo nhỏ giúp bạn trị nghẹt mũi khi ngủ.
Nếu bạn đang gặp phải triệu trứng này khi ngủ thì cũng đừng lo lắng nhé. SeoulCenter.Vn sẽ mách ngay cho bạn những cách trị nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả ngay tại nhà :
- Bạn hãy uống nhiều nước để làm giảm dịch nhầy ở mũi ( 2 lít nước cho một ngày) giúp trị chứng nghẹt mũi.

- Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý ấm: Vệ sinh mũi bằng nước muối có thể làm nhiều lần trong ngày với mục đích làm loãng dịch nhầy, dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Xông mũi: Có thể xông mũi bằng tinh dầu hay bằng nước muối sinh lý hay thậm chí là nước sạch giúp thông thoáng đường thở, loãng dịch nhầy và giúp tinh thần bớt mệt mỏi căng thẳng.
- Khi bị nghẹt mũi, bạn hãy nằm gối cao hơn bình thường để cổ và đầu thành góc 15 độ chênh với giường vừa phải sẽ tạo ra tư thế dễ chịu hơn.
- Tắm nước ấm: Giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, loãng dịch nhầy và giúp dịch nhầy dễ dàng thoát ra khi chúng ta đứng tắm.
- Bạn nên ăn thức ăn nóng và uống nước ấm giúp ngăn ngừa mất nước và giảm nghẹt mũi. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, bột vì chúng sẽ làm chứng nghẹt mũi thêm trầm trọng.
- Bạn cũng cần tránh xa những loại thực phẩm nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn. Hãy ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
- Bạn cũng nên thường xuyên giặt ga trải giường, chăn chiếu, màn, gối để giảm bụi và vi khuẩn là tác nhân gây nghẹt mũi.
Hãy bỏ túi ngay những mẹo nhỏ này để bạn có giấc ngủ ngon nhé! Tuy nhiên nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài thì bạn không nên coi thường vì nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và có cách trị nghẹt mũi khi ngủ hợp lí.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận