Sửa mũi hỏng là gì? Cách khắc phục mũi hỏng an toàn

Sửa mũi hỏng là một phương pháp tương tự với nâng mũi. Tuy nhiên, phương pháp này dùng để khắc phục những khuyết điểm của mũi sau khi bị tổn thương do thẩm mỹ thất bại. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này là có thể khôi phục hoàn toàn các tổn thương và giúp mũi đẹp hơn. Vậy nguyên nhân mũi bị hỏng do đâu hãy cùng nangmuithammyhanquoc.com tìm hiểu cụ thể.

Mũi hỏng có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng sức khoẻ của người bệnh
Mũi hỏng có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng sức khoẻ của người bệnh

Nguyên nhân mũi bị hỏng

Một quá trình thẩm mỹ đem lại hiệu quả và an toàn là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp mũi bị hỏng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Cùng chỉ ra một số nguyên nhân tiêu biểu như sau:

Địa chỉ thẩm mỹ không uy tín

Một trong những sai lầm khiến quá trình nâng mũi xuất hiện biến chứng dẫn đến phải sửa mũi hỏng đó là việc lựa chọn cơ sở phẫu thuật không uy tín. Không chỉ cung cấp chất lượng dịch vụ kém mà các cơ sở nâng mũi chui còn không đảm bảo an toàn cho khách hành và dẫn đến mũi bị biến dạng, tụt sụn, thủng đầu mũi,…

Ngoài ra, hầu hết các bác sĩ tại đây đều không đủ trình chuyên môn để có thể tiến hành phẫu thuật thành công êm đềm. Bởi sự non nớt và thao tác không chính xác của họ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín sẽ giúp đem lại dáng mũi đẹp, thanh thoát
Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín sẽ giúp đem lại dáng mũi đẹp, thanh thoát

Hơn thế, các cơ sở này thường có điều kiện phẫu thuật kém, dụng cụ và thiết bị không đạt chuẩn yêu cầu của bộ Y Tế. Điều này có thể tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập và tấn công dẫn đến kích ứng, bỏng đỏ mũi, tụt sụn,… Vì vậy cần chú ý lựa chọn cơ sở phẫu thuật uy tín, chất lượng và an toàn để tránh trường hợp phải sửa mũi hỏng.

Sụn nâng không đạt chất lượng

Kết quả nâng mũi có đạt hiệu quả đẹp và lâu dài hay không một phần phụ thuộc vào độ tương thích của mũi với sụn nâng. Đa số các trường hợp đào thải sụn đều do sử dụng loại sụn kém chất lượng, kích thước, độ cao không phù hợp, chất liệu sụn quá cứng.

Cơ địa khách hàng

Quy trình nâng mũi là bắt buộc phải kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo sức khỏe khách hàng đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật. Quá trình này sẽ giúp phát hiện ra các bệnh lý nền không phù hợp như máu khó đông, dị ứng thuốc gây mê, gây tê,… Nhằm đảm bảo không xuất hiện các tình huống nguy hiểm trong khi phẫu thuật nâng mũi diễn ra và hạn chế không xuất hiện tình huống sửa mũi hỏng.

Tuy thuộc cơ địa mỗi người sẽ dẫn đến cấp độ phản ứng với sụn khác nhau
Tuy thuộc cơ địa mỗi người sẽ dẫn đến cấp độ phản ứng với sụn khác nhau

Tuy nhiên, các cơ sở chui sẽ không đủ điều kiện để kiểm tra toàn diện nên thường sẽ bỏ qua bước quan trọng này hoặc chỉ sơ sài cho có. Dẫn đến không kịp thời phát hiện các bệnh lý nền, dị ứng,…ảnh hưởng đến vẻ đẹp của mũi và sức khoẻ của khách hàng.

Chăm sóc không đúng cách

Chăm sóc sau hậu phẫu là một quá trình hết sức quan trọng, có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi. Tuy nhiên, một số người chủ quan không chăm sóc đúng cách, kiêng cữ, và vận động mạnh. Điều này khiến mũi bị kích ứng, viêm nhiễm, hoại tử,…dẫn đến phải làm phẫu thuật sửa mũi hỏng. Vì vậy, nên tuân thủ cách chăm sóc đúng cách để đảm bảo kết quả thẩm mỹ như mong đợi.

Chăm sóc không đúng cách có thể khiến mũi bị cong, vẹo
Chăm sóc không đúng cách có thể khiến mũi bị cong, vẹo

Dấu hiệu các trường hợp mũi hỏng cần phải sửa

Phát hiện và can thiệp kịp thời có thể hạn chế tối đa các biến chứng hậu phẫu. Vậy khi nào cần sửa mũi hỏng và dấu hiệu ra sao sẽ được giải đáp dưới đây.

  • Mũi bị vẹo hoặc lệch sang một bên: Từ ngày thứ 7 trở đi, bác sĩ sẽ chỉ định tháo nẹp mũi, lúc này bạn sẽ có thể phát hiện mũi có bị lệch hay không. Thông thường mũi sẽ có dấu hiệu lệch về phía bên tay thuận của bạn.
  • Đầu mũi bị bỏng đỏ: Sau phẫu thuật, mũi sẽ có hiện tượng đỏ và hết sau 4-7 ngày. Tuy nhiên nếu sau khoảng thời gian đó đầu mũi vẫn bị đỏ thì đó là dấu cần sửa mũi hỏng. Dùng tay sờ bạn có thể cảm nhận rõ rệt mũi bị cộm, cứng. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến thủng đầu mũi.
  • Mũi bị lộ sống: Tuy rằng áp dụng kĩ thuật xâm lấn, nhưng ắt hẳn ai cũng mong muốn hậu phẫu đem lại dáng mũi tự nhiên. Trường hợp mũi bị lộ sóng sẽ khiến bạn bị căng tức và lộ rõ sống mũi nhân tạo. Điều này đến từ việc không lựa chọn sụn phù hợp và dẫn đến tụt sụn nâng mũi và cần tiến hành sửa mũi hỏng kịp thời.
  • Mũi bị nhiễm trùng, sưng, bầm: Sưng bầm sẽ xảy ra khi mũi bị bỏng đỏ nhưng không được xử lý kịp thời. Mũi sẽ xuất hiện các mụn nước li ti, chảy dịch vàng và lở loét. Trong trường hợp này quá trình hoại tử sẽ diễn ra rất nhanh và cần sữa mũi hỏng kịp thời trước khi bị buộc phải tháo sụn.
Sửa mũi hỏng ngay khi có dấu hiệu sưng đỏ và đau rát
Sửa mũi hỏng ngay khi có dấu hiệu sưng đỏ và đau rát

Sau bao lâu thì có thể sửa mũi hỏng

Thời gian thích hợp nhất để sửa mũi hỏng là từ 3- 6 tháng. Vì khi phát hiện mũi bị hỏng, bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn cũ để mũi có thời gian phục hồi những hư tổn do các biến chứng gây ra. Sau thời gian mũi hồi phục, bạn có thể tiến hành sửa mũi hỏng theo chỉ định của bác sĩ.

Quá trình này đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn chờ đợi thời gian mũi phục hồi và tái nâng để sở hữu dáng mũi như mong đợi. Nếu nóng vội, bạn có thể sẽ khiến mũi bị tổn thương cấu trúc bên trong và khiến tình trạng mũi càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để chắc chắn mũi đã phục hồi hay chưa, hãy trực tiếp thăm khám bác sĩ để được chỉ định thời gian cụ thể.

Bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành sửa mũi hỏng
Bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành sửa mũi hỏng

Quy trình sửa mũi hỏng đạt chuẩn quy định

Đảm bảo an toàn và thực sự hiệu quả cho khách hàng, các bước sửa mũi hỏng được diễn ra với quy trình đạt chuẩn quy định của bộ Y Tế như sau:

  • Bước 1: Tư vấn và thăm khám

Đến gặp trực tiếp bác sĩ để có thể thăm khám trực tiếp và tư vấn lựa chọn thời gian thích hợp để tiến hành sửa mũi hỏng. Bước này thực sự cần thiết vì có thể đảm bảo mũi đã hồi phục hoàn toàn và có thể tiến hành phẫu thuật tái nâng.

  • Bước 2: Khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp bác sĩ chắc chắn bạn không có bệnh nền nguy hiểm hay phản vệ, dị ứng với thành phần thuốc gây mê, gây tê. Đảm bảo được quá trình phẫu thuật không xuất hiện các tình huống bất ngờ gây nguy hiểm cho khách hàng.

  • Bước 3: Đo đạc và mô phỏng mũi sau nâng

Bác sĩ sẽ lên phác đồ minh họa dáng mũi sau nâng để xem xét độ phù hợp với ngũ quan của khách hàng. Sau đó sẽ tiến hành tư vấn loại sụn và đánh dấu tỷ lệ dáng mũi mới.

  • Bước 4: Gây tê và tiến hành phẫu thuật

Vì xâm lấn có thể gây đau đớn nên cần phải gây tê trước khi thực hiện phẫu thuật. Tiếp đến sẽ tiến hành sửa mũi hỏng theo tỷ lệ đã đo đạc trước đó.

  • Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu

Bạn sẽ được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tại phòng hồi sức hậu phẫu. Bác sĩ sẽ dặn dò cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng để đảm bảo quá trình nâng mũi kết thúc thuận lợi.

Khám sức khỏe tổng quát sẽ hạn chế các trường hợp gây bất lợi
Khám sức khỏe tổng quát sẽ hạn chế các trường hợp gây bất lợi

Hướng dẫn chăm sóc sau khi tái nâng mũi

Vậy cụ thể chăm sóc vết thương như thế nào mới đúng sẽ được hướng dẫn ngay dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng

Cơ thể vừa trải qua quá trình hao tổn năng lượng và sức đề kháng bị suy giảm. Vì vậy, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có một số thực phẩm được xem là tối kỵ cho vết thương hở. Vậy nên ăn gì và nên kiêng gì sau khi sửa mũi hỏng?

Bổ sung vitamin từ các loại trái cây và không nên ăn hải sản
Bổ sung vitamin từ các loại trái cây và không nên ăn hải sản
  • Bổ sung các loại protein lành mạnh từ thịt , sữa, trứng và các loại hạt để vết thương sửa mũi hỏng nhanh lành.
  • Các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như khoai lang, khoai tây, bưởi, ớt chuông, bắp cải,…
  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng các loại trái cây và bổ sung nước để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
  • Kiêng cữ hải sản từ 2-3 tuần để tránh tính hàn gây kích vết thương mũi dẫn đến các biến chứng sưng tấy, nổi mẩn đỏ.
  • Tránh ăn các thực phẩm có tính chất dai, cứng để không khiến xương hàm hoạt động mạnh gây lệch sống mũi.
  • Hạn chế đồ cay nóng, đồ ngọt, nếp có thể gây lở loét vết thương mũi
  • Đặc biệt chú ý không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cafe, nước ngọt,…

Chăm sóc vết thương

Một trong những điều quan trọng sau khi sửa mũi hỏng là cần phải đảm bảo vệ sinh và chăm sóc vết thương đúng cách. Tránh vi khuẩn và bụi bẩn có cơ hội xâm nhập, tấn công gây nên các biến chứng không mong muốn.

Vệ sinh sạch vết thương mũi bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh sạch vết thương mũi bằng nước muối sinh lý
  • Cố gắng giữ nẹp trong 48 giờ đầu sau khi sửa mũi để cố định mũi và không gây chảy máu.
  • Có thể bông tẩy trang thấm nước muối sinh lí để vệ sinh vết thương sạch sẽ sau 2 ngày đầu và luôn đảm bảo vết thương khô thoáng.
  • Thay băng gạc và sát khuẩn định kỳ 2 lần/ ngày để đảm bảo không bị viêm nhiễm.
  • Tuân thủ sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc thoa chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo mũi nhanh hồi phục.
  • Bất kỳ biểu hiện lạ nào xảy ra, cần thông báo và tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp không kịp thời ngăn cản các biến chứng diễn ra nghiêm trọng.

Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi

Cách sinh hoạt sau khi sửa mũi hỏng cũng đóng góp một phần giúp kết quả nâng mũi diễn ra như mong đợi. Đồng thời, nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh dẫn đến thời gian mũi phục hồi cũng nhanh hơn.

  • Không sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt, kem chống nắng,.. sau sửa mũi vì một số thành phần hoá học có thể gây kích ứng vết thương.
  • Hạn chế đi lại, di chuyển bằng xe máy để tránh bụi bẩn tích tụ và sốc nảy dẫn đến lệch, vẹo hay tụt sống mũi.
  • Không tự ý đụng chạm, sờ nắn, tác động mạnh, đeo khẩu trang, đeo kính khiến mũi bị lệch form chuẩn.
  • Che chắn cẩn thận khi ra ngoài hoặc dùng viên uống chống nắng để tránh mũi bị thâm, sạm, đậm màu.
  • Hạn chế nằm ngủ ở tư thế nằm sấp, nằm nghiêng để bảo vệ mũi được ổn định.

Ắt hẳn sửa mũi hỏng là một quá trình gian nan vất vả mà không ai muốn trải qua. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tránh trường hợp phải sửa mũi hỏng và đem lại kết quả thẩm mỹ như mong đợi.

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận