Dịch vụ nâng mũi để cải thiện các tình trạng mũi tẹt, bẹp, to,…là một phương pháp được phổ biến toàn thế giới. Sự phát triển y khoa đã nâng cao chất lượng mỗi ca nâng mũi bằng các kỹ thuật hiện đại tân, đảm bảo và an toàn. Tuy nhiên, vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi biến chứng vết khâu nâng mũi bị đóng vảy. Nguyên nhân do đâu và cách xử lý thế nào sẽ được nangmuithammyhanquoc.com giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.
Nâng mũi bị đóng vảy do đâu
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, có rất nhiều yếu tố quyết định đến nguyên nhân vết khâu nâng mũi bị đóng vảy. Vì mỗi một ca phẫu thuật đều phục thuộc vào rất nhiều yếu tố như sau:
Chuyên môn kỹ thuật của bác sĩ
Trình độ chuyên môn bác sĩ là một trong những điều quan trọng đầu tiên quyết định kết quả sau nâng mũi của bạn. Trình độ bác sĩ non nớt hoặc chẳng có bằng cấp chuyên môn sẽ dẫn đến những thao tác sai sót, xâm lấn quá đà các phần mô mũi, xương mũi khiến vết thương mau lành hoặc gây ra các biến chứng như vết khâu nâng mũi đóng vảy.
Do đó, cần thận trọng trong việc lựa chọn cơ sở uy tín cũng như bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả và hạn chế các biến chứng. Hãy tham khảo xếp hạng hoặc đánh giá của khách hàng trước khi quyết định lựa chọn một cơ sở nào đó.
Phẫu thuật trong điều kiện không đảm bảo
Các cơ sở thẩm mỹ chui thông thường đều không đảm bảo môi trường được vô trùng và các dụng cụ, thiết bị phục vụ phẫu thuật được vô khuẩn. Do đó, sẽ dễ dàng khiến vết thương bị xâm nhập và tấn công bởi vi khuẩn và bụi bẩn. Điều này sẽ dẫn đến các biến chứng mưng mủ, sưng đau, nhiễm trùng và hoại tử.
Chăm sóc sau nâng mũi không đúng cách
Các chuyên gia khẳng định rằng quá trình chăm sóc sau nâng mũi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thẩm mỹ. Bạn cần sát khuẩn và thay bằng gạc ít nhất 2-3 lần/ ngày để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập gây các biến chứng không như mong đợi. Ngoài ra, cần giữ vết thương mũi luôn khô ráo để không tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Yếu tố cơ địa của mỗi người
Một số trường hợp khách hàng có biểu hiện vết khâu nâng mũi đóng vảy chỉ vì cơ địa không lành tính. Cơ địa quá nhạy cảm nên sẽ dễ bị kích ứng với loại sụn hoặc chỉ chuyên dụng y khoa. Vì vậy cần lưu ý lựa chọn loại sụn phù hợp để tránh những biến chứng không mong muốn.
Vết khâu nâng mũi bị đóng vảy có ảnh hưởng gì không?
Các chuyên gia thẩm mỹ đã kết luận, có thể chữa trị đóng vảy sau nâng mũi bằng cách chăm sóc, sát khuẩn đúng cách kết hợp với thuốc kháng sinh theo chỉ định. Tình trạng vết khâu mũi bị đóng vảy không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng khi được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Những trường hợp khách hàng không được trang bị đầy đủ kiến thức hậu nâng mũi sẽ dễ ngó lơ tình trạng này dẫn đến một số biến chứng như vết thương bị sưng đau, mưng mủ, chảy dịch, chảy máu, lệch vách ngăn, hoại tử,..
Hướng dẫn xử lý khi vết thương nâng mũi bị đóng vảy
Thông thường, chăm sóc sau nâng mũi có ảnh hưởng rất quan trọng đến vết thương. Trong trường hợp vết khâu nâng mũi đóng vảy thì bạn cần lưu ý kỹ càng hơn nữa như sau:
- Sát khuẩn vết thương định kỳ: Dùng tăm bông thấm dung dịch sát khuẩn và làm sạch vảy đọng trên vết thương mũi định kỳ ngày 2 đến 3 lần.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Sử dụng bông tẩy trang đẫm nước muối sinh lí để vệ sinh mũi và các vùng da xung quanh.
- Thoa thuốc mỡ, thuốc chống sẹo: Các thành phần thuốc mỡ, thuốc sẹo có tác dụng giúp vết thương nhanh lành và không để lại sẹo.
- Không sờ nắn, tác động mạnh: Tránh đụng chạm, sờ nắn hay tác động mạnh dễ gây ra lệch mũi, lệch vách ngăn khi mũi chưa được định hình.
- Tránh bụi bẩn tích tụ: Chú ý che chắn cẩn thận khi ra ngoài để đảm bảo không bị vi khuẩn bụi bẩn xâm nhập gây kích ứng.
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh phục hồi và cần kiêng cữ các loại thực phẩm có thể gây kích ứng, sẹo lồi.
Những lưu ý ngăn ngừa đóng vảy sau nâng mũi
Không thể để tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy xảy ra rồi mới bắt đầu chữa trị. Bạn nên chú ý một số điều sau để có thể ngăn ngừa và phát hiện kịp thời biến chứng đóng vảy.
Cơ sở thẩm mỹ uy tín
Chú trọng trong việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ nâng mũi uy tín sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa các biến chứng xảy ra như đóng vảy, mưng mủ, chảy dịch,… Bởi vì cơ sở uy tín và đạt chuẩn sẽ có chính sách bảo hành lâu dài, trang thiết bị phục vụ cho quá trình nâng mũi đảm bảo vô trùng theo quy định của bộ Y Tế, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao,…đảm bảo an toàn và cung cấp trải nghiệm làm đẹp tốt nhất cho khách hàng.
Tái khám đúng lịch hẹn
Sau nâng mũi, bạn cần định kỳ tái khám đúng lịch bác sĩ chỉ định. Nhằm đảm bảo quá trình hồi phục hiệu quả và kịp thời nhận biết, can thiệp ngăn cản các biến chứng trở nên nghiêm trọng.
Uống thuốc điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc như kháng sinh để hỗ trợ quá trình hồi phục sau nâng mũi diễn ra nhanh hơn. Bạn chỉ cần tuân thủ và uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ định.
Vệ sinh vết thương đúng cách
Vệ sinh bằng nước muối sinh lí và đảm bảo vết thương luôn khô thoáng. Không nên rửa mặt với nước, sữa rửa mặt hoặc skincare từ 3-7 ngày để đảm bảo vết thương nhanh hồi phục.
Chế độ dinh dưỡng và kiêng cữ phù hợp
Cơ thể sẽ bị giảm sức đề kháng sau nâng mũi vì vậy bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin, protein,.. để khôi phục thể trạng và giúp vết thương nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, cần kiêng cữ các loại thực phẩm có thể gây kích ứng và sẹo lồi như hải sản, rau muống, nếp,…
Mọi thông tin liên quan đến vết khâu nâng mũi đóng vảy đã được bài viết trên giải đáp cụ thể. Kèm theo đó là hướng dẫn ngăn ngừa và chăm sóc đúng cách để đảm bảo không xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Hi vọng bạn sẽ có kết quả thẩm mỹ thành công và không xảy ra biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
Bình luận