Viêm mũi dị ứng dễ bắt gặp ở mọi lứa tuổi và thường là những triệu chứng mãn tính, kéo dài. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng viêm xoang, suy giảm trí nhớ,…
Viêm mũi dị ứng là gì? Phân biệt giữa viêm mũi thông thường và viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng hay còn được gọi với cái tên dị ứng phấn hoa gây cho người bệnh những dấu hiệu cũng như các triệu chứng giống như cảm lạnh, sổ mũi, ngứa mắt, khiến nghẹt mũi, dễ hắt hơi và gia tăng áp lực xong.
Tuy những triệu chứng tương tự cảm lạnh nhưng viêm mũi dị ứng không phải do virus trong cơ thể gây ra mà do bệnh nhân phản ứng, dị ứng với các chất dị ứng ngoài trời hoặc có thể trong nhà. Chẳng hạn như lông chó, mèo, những động vật có lông hoặc phấn hoa,…
Không những khiến bạn mệt mỏi về các triệu chứng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cũng như công suất làm việc và học tập.
Viêm mũi dị ứng khiến người mắc khó chịu, mệt mỏi
Nguyên nhân bệnh viêm mũi dị ứng
Những nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng:
- Những chất gây dị ứng trong chính căn nhà: vật nuôi có nhiều lông, gián, nấm mốc, bụi hoặc là những chất tẩy rửa, lau nhà. Nấm mốc phát ra các bào tử nhỏ xâm nhập vào trong mũi và thậm chí cả hai phế quản. Những loại nấm mốc thường gặp như: Alternaria, Cladosporium,Penicillium,…
- Những chất dị ứng trong không khí chẳng hạn như phấn hoa. Hiện nay có các loại dị ứng phấn hoa phổ biến như: dị ứng hoa từ hoa bạch dương, từ phấn cây sồi hay hoa cỏ. Tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà mức độ cũng như thời gian bị dị ứng là khác nhau.
- Những chất gây dị ứng trong nghề nghiệp: bột đối với thợ làm bánh, hay chất persulfates đối với thợ cắt tóc,.. Mặc dù các triệu chứng này gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, người bệnh có thể xem xét chuyển sang những ngành phù hợp với mình, hoặc tập chung sống với lũ.
Nấm mốc là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng phân ra hai thể: chu kỳ và không chu kỳ
- Thể bệnh có chu kỳ: Đối với những bệnh nhân này, bệnh sẽ xảy ra đột ngột về đầu màu lạnh hay ngay cả đầu mùa nóng. Họ có cảm giác nhột cay trong mũi, một lần hắt hơi lên đến vài chục cái, mắt bị đỏ, chảy nước mắt. Sau đó, nước mũi sẽ chảy liên hồi như nước lã. Có cảm giác bị rát vòng họng. Không những thế, bệnh nhân sẽ mang cảm giác mệt mỏi, nặng đầu và sợ ánh sáng. Cơn dị ứng xuất hiện lặp lại nhiều lần trong ngày và dịu đi vào ban đêm.
- Thể bệnh không có chu kỳ: Đây là thể dễ bắt gặp nhất, bệnh nhân sẽ thường bị sổ mũi vào lúc sáng sớm và giảm đi trong ngày. Bệnh sẽ tái phát nếu môi trường tiếp xúc lạnh, gặp phải luồng gió hoặc khi tiếp xúc với bụi. Lúc đầu, nước mũi trong, thời gian sau sẽ đặc lại thành mũ và chảy theo từng đợt. Có trường hợp, bệnh nhân bị viêm loét vùng tiền đình mũi, hắt hơi liên tục, tình trạng kéo dài dẫn đến suy giảm trí nhớ. Chính vì mũi bị ngạt, bệnh nhân phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng hoặc viêm phế quản.
Viêm mũi dị ứng thường đi kèm với hắt hơi kéo dài
Người bệnh cần xác nhận rõ tình trạng sức khoẻ của chính mình, tránh nhầm lẫn giữa viêm mũi thông thường và viêm mũi dị ứng. Để giúp phân biệt được sự khác nhau của 2 tình trạng bệnh, bạn có thể xem qua bảng tóm tắt dưới đây:
Viêm mũi dị ứng | Viêm mũi thông thường | |
Nguyên nhân | Do môi trường tiếp xúc: thời tiết, hoá chất, khói búi,… | Do virus tấn công gây bệnh |
Triệu chứng | Hắt hơi nhiều, ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mũi và mũi bị khó thở.
Triệu chứng diễn ra nhanh và đột ngột. Nước mũi có dịch lỏng nước lã |
Hắt hơi ít, thường chủ yếu bị nghẹt mũi
Dịch mũi sẽ có dạng nhầy đặc và chứa mủ Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt, sợ lạnh |
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng
Nhằm giúp bạn nắm rõ hơn những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh để có những phương pháp phòng tránh bệnh kịp thời:
- Người có cơ địa dị ứng hoặc có chứng bệnh viêm nhiễm mãn tính các cơ quan lân cận như tai, amidan,… có nguy cơ cao thuộc đối tượng dễ mắc viêm mũi dị ứng
- Dị ứng các loại thực phẩm như hải sản,…
- Phụ nữ mang thai trong thời kỳ sức đề kháng yếu có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những đối tượng khác.
Trẻ em có sức đề kháng kém khiến dễ mắc bệnh
Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi
Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng nói riêng và các loại bệnh dị ứng nói chung, bạn nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Nên chọn những nơi có thời tiết ấm áp, hạn chế những vùng có khí hậu ẩm ướt,.. Tránh những thực phẩm gây dị ứng, tuy nhiên không nên kiêng khem quá mức gây hại đến sức khỏe. Đây là căn bệnh mà bệnh nhân phải sống đời cùng nó. Chính vì thế, hãy xây dựng cho bản thân sức để kháng tốt bằng cách tập thể dục, yoga giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Tập yoga giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm mũi dị ứng cũng như các vấn đề liên quan đến loại bệnh này. Bạn nên xây dựng cho bản thân sức để kháng tốt cũng như chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khỏe.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận