banner thang 11

Nguyên nhân và cách làm mũi hết đỏ hiệu quả, an toàn nhất

Tình trạng mũi đỏ không chỉ là biểu hiện của một loại bệnh mà chúng còn tiềm ẩn biến chứng nếu bạn vừa phẫu thuật thẩm mỹ. Vậy cách làm mũi hết đỏ như thế nào? Trước tiên, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân, sau đó mới có thể chọn giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hãy cùng nangmuithammyhanquoc.com  tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tình trạng mũi đỏ kéo dài có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc phẫu thuật thẩm mỹ
Tình trạng mũi đỏ kéo dài có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc phẫu thuật thẩm mỹ

3 Nguyên nhân chủ yếu khiến mũi đỏ

Trước khi tìm hiểu các cách làm mũi hết đỏ, bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Thường có 3 lý do chính đó là phẫu thuật thẩm mỹ hỏng, bệnh lý hoặc mụn viêm.

Mũi bị đỏ sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

Phẫu thuật thẩm mỹ chiếm khoảng 60% nguyên nhân gây ra mũi đỏ. Lý do là bởi sử dụng các phương pháp nâng mũi lỗi thời, chỉ đặt sụn nhân tạo mà không bọt lót sụn tự thân phần đầu mũi.

Sống mũi đỏ kém tự nhiên có thể do biến chứng của phẫu thuật thẩm mỹ
Sống mũi đỏ kém tự nhiên có thể do biến chứng của phẫu thuật thẩm mỹ

Sụn nhân tạo có thể làm bào mòn vùng da đầu mũi, lâu dần khiến sống mũi bóng đỏ kém tự nhiên. Ngoài ra, nếu bạn có vùng da mũi quá mỏng hoặc bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật cũng khiến cho khu vực này đỏ bất thường.

Mũi bị đỏ do bệnh lý

Các bác sĩ da liễu cho rằng, tình trạng mũi đỏ kéo dài thường xuyên có thể là biểu hiện của bệnh rosacea. Căn bệnh này thường đi kèm với phát ban má, mũi, trán hoặc cảm thấy khô nóng vùng mắt. Chúng xuất hiện phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt với người có làn da dầu.

Bệnh rosacea thường có triệu chứng mũi đỏ, phát ban 2 bên má
Bệnh rosacea thường có triệu chứng mũi đỏ, phát ban 2 bên má

Đặc biệt, khi mắc phải bệnh này, bạn sẽ gặp các triệu chứng như đỏ bừng mặt, rát hoặc có thể có u nang. Những biểu hiện này có thể biến mất trong vòng vài tuần thậm chí cả năm nhưng lại đột ngột tái phát. Khi có tuổi, bệnh có thể tự nhiên biến mất nhưng sắc tố da không bình thường như trước.

Ngoài ra, tình trạng mũi đỏ có thể xuất hiện ở những người có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Hoặc tình trạng giãn mao mạch ở vùng da mũi cũng khiến da bị kích ứng khiến mũi đỏ ửng hơn bình thường.

Mũi đỏ vì mụn

Tình trạng mũi đỏ có thể xuất hiện do mụn viêm hoặc mụn trứng cá gây ra. Những nốt mụn sưng tấy, mẩn đỏ này là kết quả của tình trạng tắc lỗ chân lông do bụi bẩn, bã nhờn. Từ đó, tạo điều kiện để vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công và trở thành mụn bọc, mụn viêm.

Mụn viêm, mụn bọc có thể gây sưng đỏ ở khu vực đầu mũi
Mụn viêm, mụn bọc có thể gây sưng đỏ ở khu vực đầu mũi

5 Cách làm mũi hết đỏ hiệu quả, an toàn nhất

Có 5 cách làm mũi hết đỏ hiệu quả nhất  đó là sử dụng thuốc, tia laser, tránh tác nhân gây bệnh và có chế độ chăm sóc sau nâng mũi phù hợp nhất. Nếu những cách này không hiệu quả, cần gặp bác sĩ tư vấn để được thăm khám cụ thể.

Sử dụng thuốc

Một trong các cách làm mũi hết đỏ hiệu quả đó là sử dụng thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân kem bôi kháng sinh như metronidazole hoặc clindamycin lotion dạng gel. Nếu không có hiệu quả, bạn sẽ được kê sử dụng kháng sinh liều thấp như tetracycline.

Nếu sau khoảng 1-2 tuần bệnh nhân thấy có hiệu quả thì có thể tiếp tục dùng kháng sinh cho tới khi cắt hẳn triệu chứng. Riêng với tình trạng bị giãn mao mạch hay mũi sư tử thì buộc phải thực hiện phẫu thuật.

Sử dụng tia laser

Trong trường hợp mũi đỏ kéo dài do các vấn đề da như viêm da mũi, viêm da eczema thì phương pháp điều trị bằng tia laser có thể giúp giảm viêm, giảm sưng và cải thiện tình trạng da hiệu quả. Tia laser có thể được sử dụng để loại bỏ mạch máu mở rộng hoặc tác động lên tế bào da để giảm sự phát triển của các tế bào vi khuẩn gây viêm.

Tia laser có thể giúp cải thiện vùng da viêm và giảm sưng vùng mũi hiệu quả
Tia laser có thể giúp cải thiện vùng da viêm và giảm sưng vùng mũi hiệu quả

Tuy nhiên, việc sử dụng laser trong điều trị mũi đỏ cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao làm việc tại những bệnh viện lớn. Trước khi quyết định sử dụng phương pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để đánh giá tình trạng và xác định liệu phương pháp laser thực sự hiệu quả hay không.

Tránh tác nhân gây bệnh

Trước khi thực hiện các cách làm mũi hết đỏ, bạn cần tránh các tác nhân gây bệnh có thể gây ra tình trạng này như phấn hoa, bụi mịn, nấm mốc, chất hóa học, các sản phẩm chăm sóc da có chứa hương liệu mạnh và chất tạo màu.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các đồ uống, thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều gia vị, cà phê, đồ uống có cồn để tránh tình trạng kích ứng khiến mũi ửng đỏ nhiều hơn. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng và đội mũ nón đầy đủ.

Chế độ chăm sóc sau nâng mũi giảm sưng đỏ

Trường hợp mũi đỏ do phẫu thuật nâng mũi thì bạn nên chườm đá tại xung quanh vị trí vết mổ, vệ sinh vết mổ bằng nước muối pha loãng và tránh sờ nắn hay va chạm mạnh vào phần mũi.

Chườm đá là biện pháp giúp mũi giảm sưng đỏ hiệu quả
Chườm đá là biện pháp giúp mũi giảm sưng đỏ hiệu quả

Ngoài ra, bạn hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein, vitamin như thịt heo, ức gà, các loại hạt dinh dưỡng, sữa, phô mai, rau củ quả để vết thương hồi phục nhanh chóng nhất.

Gặp bác sĩ tư vấn

Trong trường hợp những cách làm mũi hết đỏ nêu trên không hiệu quả, bạn hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị. Bác sĩ sẽ đánh giá chính xác nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Trước khi bạn gặp bác sĩ, bạn hãy chuẩn bị các thông tin cần thiết như triệu chứng, thời gian kéo dài bệnh, những tác nhân mà bạn nghi ngờ và bất kỳ triệu chứng khác có thể xuất hiện cùng với mũi đỏ.

Trên đây là các cách làm mũi hết đỏ hiệu quả và an toàn mà chúng tôi muốn gợi ý tới bạn. Hy vọng rằng, những kiến thức trên sẽ giúp bạn khắc phục được những khó chịu đang gặp phải giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận