Nâng mũi có được cười không luôn làm nhiều bạn phải đắn đo, bởi hoạt động này diễn ra thường xuyên rất khó khống chế. Hãy theo dõi để biết câu trả lời chính xác cho vấn đề này nhằm tránh những ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
Nâng mũi có được cười không? Cần tránh những hoạt động nào?
Biểu lộ cảm xúc cười nói mỗi ngày diễn ra thường xuyên, kể cả sau khi nâng mũi cũng khó tránh khỏi. Trên thực tế, chúng ta vẫn có thể cười nói thông thường. Tuy nhiên, để giúp mũi mau chóng hồi phục, tránh những tổn thương thì tốt nhất nên hạn chế cười nhiều lần và cười lớn.
Như vậy, nâng mũi có được cười không? Câu trả lời đúng nhất là nên hạn chế cười nhiều. Bởi có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây tác động có thể vô tình gặp phải. Cụ thể, khi cơ miệng hoạt động quá nhiều sẽ tạo ra nhiều tác động tới các mô cơ, trong đó có phần cằm, má và cả phần mũi cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Những hoạt động cười hay khóc đều tác động đến mũi, nghiêm trọng nhất là xuất hiện các biểu hiện đau nhức, sưng tím, bị chảy máu kéo dài thời gian lành da. Đặc biệt hơn, những trường hợp cười nhiều còn khiến mũi bị kéo rộng ra, đầu mũi thấp xuống. Dáng mũi có thể bị biến dạng nghiêm trọng như cong, lệch, vẹo sóng.
Bên cạnh những biểu cảm còn rất nhiều hoạt động khác cần kiêng cữ như:
– Không động chạm đến mũi, không sờ hoặc lắc đầu mũi gây lệch sóng.
– Không rửa nước, không chà quá mạnh.
– Tránh vận động quá mạnh như chơi thể thao, bơi lội, chạy nhảy…
Nâng mũi cần tránh cười bao lâu?
Nâng mũi có được cười không? Mặc dù câu trả lời là không nên, nhưng các bạn hoàn toàn có thể an tâm vì thời gian tránh cười không bao lâu.
Cụ thể, chúng ta nên chú ý đến các giai đoạn như sau:
– Khoảng 1 tuần đầu tiên: Thời gian 7 – 10 ngày sau khi nâng mũi, các bạn có thể cười thoải mái hơn. Lúc này, vết khâu đã bắt đầu liền miệng và có thể cắt chỉ. Trong trường hợp không thể kiềm chế thì chỉ nên cười nhẹ. Nếu chăm sóc mũi tốt thì sẽ nhanh chóng sinh hoạt bình thường.
– Khoảng 2 – 4 tuần: Khi mũi đã cắt chỉ thì đồng nghĩa với việc kiêng cữ cũng giảm bớt. Bạn có thể cười tự nhiên mà không cần lo ngại, nhưng vẫn nên chú ý cẩn thận không nên cười quá nhiều lần.
Nâng mũi nên làm gì để mũi mau lành?
Nâng mũi có được cười không là thông tin cần thiết, nhưng cùng với đó là cách chăm sóc cũng không kém phần quan trọng. Bạn hãy chú ý đến vấn đề trong sinh hoạt thường ngày, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống…
Vệ sinh mũi
Vệ sinh mũi thường xuyên để giúp mũi khô thoáng
Mỗi ngày nên vệ sinh mũi 2 – 3 lần, dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý sau đó nhẹ nhàng lau sạch các vết bị tiết dịch, rỉ máu, bụi bẩn.
Chế độ dinh dưỡng
Khẩu phần ăn hàng cần có tác động rất lớn đến cơ địa của người phẫu thuật. Nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì sẽ hỗ trợ cho vết khâu mau lành da, phòng ngừa viêm nhiễm, sưng tấy. Chúng ta nên thường xuyên ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng.
Kiêng ăn
Bên cạnh ăn nhiều thực phẩm có lợi, các bạn cần biết những thực phẩm nào là cấm kỵ không nên dùng sau khi phẫu thuật. Những loại thực phẩm cay nóng, chất kích thích, hải sản, thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ nếp, thức ăn quá cứng… cần tránh dùng trong giai đoạn phục hồi.
Áp dụng cách giảm sưng
Hiện tượng sưng đau sau khi phẫu thuật là nguyên nhân khiến chúng ta hạn chế việc cười nói. Nếu có thể áp dụng những cách giảm sưng đau thì sẽ rút ngắn thời gian hồi phục. Theo đó, chúng ta cần tích cực chườm đá cho mũi giảm sưng, đồng thời uống thuốc chống sưng viêm để hỗ trợ giảm sưng đau đáng kể.
Sinh hoạt lành mạnh
Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lành vết khâu. Theo các bác sĩ, trong giai đoạn này nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, không nên xem thiết bị điện tử quá nhiều. Bỏ qua những thói quen thường ngày như ngoáy mũi, nằm nghiêng, nằm sấp đè lên sóng mũi để tránh lệch form…
Hạn chế ra đường
Mặc dù không quá khắt khe trong việc đi lại, nhưng trong khoảng 1 tuần nên hạn chế ra ngoài đường. Những tác nhân như khói bụi, ánh nắng sẽ khiến vết phẫu thuật bị nhiễm trùng hay chảy máu, đồng thời có thể tránh đi những va chạm đáng tiếc có thể xảy ra. Lưu ý không nên đeo kính hoặc khẩu trang siết chặt gây áp lực đè lên mũi.
Nâng mũi có được cười không? Câu hỏi hậu phẫu này đã phần nào giúp cho chúng ta biết cách chăm sóc tốt chiếc mũi xinh xắn của mình. Ngoài ra, hãy chú ý đến vết phẫu thuật để có bất kỳ biến chứng nào xảy ra còn kịp thời đến bác sĩ thăm khám và điều trị.
Bình luận