Để sở hữu một chiếc mũi đẹp khi nâng mũi, bên canh việc dựa vào tay nghề của bác sĩ, chế độ ăn uống, chăm sóc cơ thể rất quan trọng. Do đó nâng mũi có được ăn đậu phộng không là vấn đề thắc mắc rất nhiều. Để giải đáp cho vấn đề này cũng như các vấn đề hậu phẫu thuật nâng mũi, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Nâng mũi có được ăn đậu phộng không?
Đậu phộng hay còn gọi là lạc, là thực phẩm dồi dào năng lượng vì trong chúng chứa nhiều lipit, làm giảm mỡ máu, hạ đường huyết và chống lão hoá cực tốt. Tuy nhiên, đậu phộng cũng thuộc loại thực vật có tính nóng khá cao nên có thể khiến các vết thương hở lâu lành hơn. Vì vậy với người nâng mũi, sau phẫu thuật nên kiêng ăn đậu phộng, các thực phẩm chế biến từ đậu phộng.
Những món ăn từ đậu phộng phổ biến như kẹo đậu phộng, sữa đậu phộng đều cần kiêng kem trong giai đoạn này. Theo đó, nguyên liệu chính làm nên món kẹo này là đường và đậu phộng. Cho nên sau nâng mũi, bạn cũng không nên ăn kẹo đậu phộng. Tương tự đối với sữa đậu phộng cũng vậy, dù chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng trong thời gian nâng mũi thì không nên uống.
Để quá trình hồi phục tốt nhất, theo khuyến cáo từ chuyên gia, nên kiêng đậu phộng ít nhất 2-3 tuần cho đến khi vết thương lành. Trường hợp cơ địa tốt nhanh phục hồi, bạn có thể sử dụng đậu phộng sớm hơn nhưng không nên dùng quá nhiều.
Xem thêm:
- Sau phâu thuật nâng mũi ăn đậu xanh được không ?
- Cùng chuyên gia giải đáp nâng mũi ăn đậu bắp được không?
Tại sao không ăn được đậu phộng sau nâng mũi?
Khi cơ thể hấp thụ các thực phẩm chứa đậu phộng, các vết thương khi đang hở rất dễ bị sưng mủ làm cho việc hồi phục lâu hơn. Trong khoảng thời gian này, khi trạng thái chưa ổn định hẳn, cơ thể cần tập trung nhiều năng lượng để tái tạo tế bào mới. Ngoài ra nếu bình thường dùng nhiều cũng có thể khiến da dễ nổi mụn, không được căng mịn.
Sau khi nắm rõ nâng mũi có được ăn đậu phộng không, bạn cũng cần hiểu rõ một số biến chứng nếu sử dụng đậu phộng trong giai đoạn này. Một số tình trạng xấu có thể xảy đến như sau:
- Ngứa da, kích ứng da vùng miệng
- Sưng mủ, chảy dịch mũi
- Co thắt dạ dày, tiêu chảy
- Đau họng, đau cổ họng gây khó thở
Ngoài việc kiêng ăn các thực phẩm từ đậu phộng, người nâng mũi cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm:
- Rau muống: Hầu như khi cơ thể có vết thương, cụ thể là phẫu thuật nâng mũi, có lẽ bạn sẽ quen thuộc với lời khuyên nên ăn nhiều rau xanh. Tuy nhiên với rau muống thì ngoại lệ, mặc dù có hàm lượng chất xơ cao nhưng sau nâng mũi nếu ăn rau muống sẽ để lại sẹo lồi.
- Thịt gà: Với người bình thường, thịt gà là thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng với người nâng mũi, khi ăn thịt gà, đặc biệt là phần da gà sẽ khiến vết thương sưng mủ và lâu lành.
- Thịt bò: Thịt bò là một trong những loại thịt đỏ chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên khi làm mũi, vết thương bị hở, vùng da xung quanh rất nhạy cảm. Nếu cơ thể hấp thụ thịt bò sẽ khiến da bị sậm màu, gây mất thẩm mỹ.
- Đồ nếp: Các thực phẩm chế biến từ nếp như xôi, chè, bánh chưng… là một trong những “điều tối kỵ” cần tránh sau nâng mũi để tránh bị sưng mủ hoặc viêm nhiễm.
- Hải sản: Hải sản rất giàu chất đạm và khoáng chất nhưng lại có chất tanh rất dễ khiến bạn dị ứng, ngứa ngáy.
- Rượu, bia: Chất kích thích là thứ bạn cần kiêng tuyệt đối sau nâng mũi.
Người nâng mũi nên kiêng ăn đậu phộng bao lâu?
Với những phân tích trên cũng giải đáp được vấn đề nâng mũi có được ăn đậu phộng không và tại sao không nên ăn sau nâng mũi. Tiếp theo, bài viết sẽ phân tích và gửi đến bạn lời khuyên từ chuyên gia về việc nên kiêng ăn đậu phộng bao lâu?
Sau khi phẫu thuật nâng mũi thành công, thời gian để vết thương hồi phục và lành hẳn thường mất khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên cũng tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian hồi phục có thể nhanh hoặc chậm hơn. Khi mũi đã vào form dáng ưng ý, bạn hoàn toàn có thể ăn uống, sinh hoạt như người bình thường. Và chắc chắn lúc này cũng không cần kiếng ăn đậu phộng nữa.
Những trường hợp cơ địa khó hồi phục vết thương hơn, để chắc chắn thì tốt nhất nên kiêng đậu phộng trong 3 tháng. Hạn chế và nếu được thì né những món ăn làm từ đậu phộng như: kẹo đậu phộng, sữa đậu phộng, bơ đậu phộng, muối vừng đậu phộng…
Trường hợp đặc biệt hơn là dị ứng với đậu phộng. Trước khi phẫu thuật bạn có tiền sử dị ứng với đậu phộng thì ngay cả khi vết thương lành hẳn, cơ thể ổn định bình thường thì vẫn nên tiếp tục kiêng. Thực tế có rất nhiều trường hợp tương tự đã gặp phải biến chứng nguy hiểm khi dị ứng với đậu phộng. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như quá trình hồi phục mũi.
Trên đây, bài viết chia sẻ khá đầy đủ kiến thức liên quan đến vấn đề nâng mũi có được ăn đậu phộng không? Hy vọng bạn sẽ lưu ý và áp dụng tốt trong quá trình chăm sóc mũi sau nâng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, liên hệ ngay Hotline: 1800 3333 để được hỗ trợ ngay.
Bình luận