banner thang 11

Tiêm tan filler có bị sưng không? Bị sưng thì phải làm sao?

Filler là hoạt chất làm đầy được sử dụng phổ biến trong thẩm mỹ và có thể tự tan sau thời gian nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, filler không tan hết và có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm. Lúc này cần phải nhờ đến biện pháp tiêm tan để loại bỏ hoàn toàn filler trong cơ thể. Vậy tiêm tan filler có bị sưng không? Và trong những tình trạng này cần xử lý như thế nào?

Tiêm tan filler bị sưng xử lý đúng cách để tránh biến chứng
Tiêm tan filler bị sưng xử lý đúng cách để tránh biến chứng

Tiêm tan filler bị sưng có sao không?

Mục đích chính của tiêm tan filler là khắc phục lỗi cho những khách hàng đã từng tiêm chất làm đầy trước đó nhưng không ưng ý. Tuy nhiên, sau khi tiêm tan filler, một số người có thể gặp hiện tượng sưng tại vị trí tiêm.

Đây có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau khi tiêm chất làm đầy. Cơ thể cần thời gian để thích nghi với lượng filler vừa được tiêm. Sưng sau tiêm tan filler thường không gây ra cảm giác đau nhức và sẽ tự phục hồi sau khoảng 48 giờ nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng kéo dài kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng như da ửng đỏ, mưng mủ,.. thì nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để nhanh chóng điều trị kịp thời.

Tiêm tan filler bị sưng là hiện tượng thường thấy và không gây ra quá nhiều nguy hiểm
Tiêm tan filler bị sưng là hiện tượng thường thấy và không gây ra quá nhiều nguy hiểm

Tiêm tan filler bị sưng phải làm sao?

Tiêm tan filler có bị sưng không? Câu trả lời là có. Nhưng nếu bạn xử lý đúng cách thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện và làn da phục hồi lại bình thường. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà như chườm nóng, bổ sung đủ nước.

  • Chườm nóng: Sử dụng túi chườm với nhiệt độ vừa đủ để massage nhẹ nhàng khu vực bị sưng. Lưu ý không chườm trực tiếp lên miệng vết tim mà có thể chườm khu vực xung quanh để tránh gây nhiễm trùng.
  • Bổ sung đủ nước: Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước để hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng. Nước cũng sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.

Nếu sau 48 giờ mà sưng vẫn không tự phục hồi hoặc bạn gặp các triệu chứng như đau nhức hoặc nóng rát, hãy đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Quy trình tiêm tan filler cần được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ cao, vì vậy hãy luôn tìm đến các đơn vị đáng tin cậy để được hỗ trợ.

Chườm nóng giúp hạn chế được tình trạng sưng đau sau tiêm tan filler
Chườm nóng giúp hạn chế được tình trạng sưng đau sau tiêm tan filler

Tiêm tan filler bao lâu thì hết sưng?

Sau khi tiêm filler, phản ứng sưng tấy là điều bình thường, do cơ thể phản ứng với hoạt chất lạ. Thông thường, vùng da tiêm filler sẽ sưng trong 3 – 4 ngày và có dấu hiệu giảm dần trong những ngày sau đó. Tuy nhiên, thời gian sưng có thể kéo dài hơn đối với những trường hợp đặc biệt hoặc cơ địa lâu lành.

Thông thường, vết tiêm sẽ trải qua những giai đoạn như: Trong 24 giờ đầu, vết tiêm bị sưng căng, hơi ửng đỏ, cảm giác châm chích nhẹ. Từ 2 – 3 ngày sau vết tiêm xẹp dần, hết tấy nhưng vẫn còn sưng và ửng đỏ nhẹ. Đến ngày thứ 5 – 7 thì bề mặt da sẽ trở lại bình thường và vết tiêm sẽ phục hồi hoàn toàn.

Tiêm tan filler thường hết sưng sau 3 - 4 ngày
Tiêm tan filler thường hết sưng sau 3 – 4 ngày

Tác dụng phụ của tiêm tan filler

Việc sử dụng các chất làm đầy cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng, đau, bầm tím nhẹ. Bạn có thể kiểm tra với bác sĩ để có lịch trình chăm sóc và theo dõi sau khi tiêm filler.

  • Sưng và đau nhẹ: Sau khi tiêm, vùng da tiêm tan có thể sưng nhẹ và cảm thấy đau. Thường sau 48 – 72 giờ, sưng và đau sẽ tự giảm đi.
  • Đỏ và nổi mẩn: Một số khách hàng có thể gặp tình trạng da đỏ và nổi mẩn tại chỗ tiêm. Đây là phản ứng thường thấy và thường tự giảm sau một thời gian.
  • Bầm tím tại chỗ tiêm: Một số người sau khi tiêm filler có thể thấy tạo hình bầm tím tại chỗ tiêm. Điều này cũng là phản ứng thông thường và sẽ mất đi theo thời gian.
  • Rò rỉ chất làm đầy qua vết tiêm: Đôi khi chất làm đầy có thể rò rỉ qua vết tiêm, gây ra sưng và khó chịu.
  • Phản ứng viêm với chất làm đầy (u hạt): Một số cơ địa có thể phản ứng viêm với chất làm đầy, dẫn đến việc hình thành u hạt tại vị trí tiêm.
  • Chấn thương mạch máu: Tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây chấn thương mạch máu, dẫn đến sưng và đau.
Sau tiêm chất làm đây có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng đau, bầm tím nhé
Sau tiêm chất làm đây có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng đau, bầm tím nhé

Tiêm tan filler bị tím

Tiêm tan filler bị tím có thể do khi chất làm đầy được tiêm vào da tạo áp lực lên các mao mạch máu gần đó, dẫn đến việc chúng bị tổn thương và gây ứ đọng máu. Khi máu rò rỉ từ các mao mạch máu vỡ, nó tích tụ lại dưới da và gây tím tái.

Một số trường hợp khác có thể do sử dụng filler không đảm bảo chất lượng có thể gây tổn thương da, mao mạch máu, kích ứng và để lại nhưng vết bầm tím. Đối với những trường hợp này bạn có thể chườm lạnh và tiếp tục quan sát tình trạng sưng tím, nếu có dấu hiệu bất thường thì đến ngay bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Sau khi tiêm tan filler bị bầm tím cần được theo dõi để xử lý kịp thời
Sau khi tiêm tan filler bị bầm tím cần được theo dõi để xử lý kịp thời

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến vấn đề tiêm tan filler có bị sưng không. Nâng mũi thẩm mỹ hàn quốc  hi vọng bạn đã có những thông tin cần thiết và biết cách xử lý để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi tiêm filler.

Xem thêm bài viết nổi bật

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận