banner thang 11

Cấu trúc xương sụn của mũi bao gồm những gì?

Cấu trúc xương sụn của mũi cấu tạo từ nhiều bộ phận nhỏ có các chức năng khác nhau. Thay đổi cấu trúc xương sụn có thể chỉnh sửa dáng mũi từ thấp, to thành cao, nhỏ gọn. Tham khảo bài viết được nâng mũi thẩm mỹ Hàn Quốc để tìm hiểu phương pháp nâng mũi này và lưu ý quan trọng để nâng mũi an toàn, hiệu quả hơn.

Cấu trúc xương sụn mũi bao gồm nhiều bộ phận nhỏ lẻ
Cấu trúc xương sụn mũi bao gồm nhiều bộ phận nhỏ lẻ

Cấu trúc xương sụn của mũi bao gồm những gì?

Cấu trúc xương sụn của mũi bao gồm xương mũi và sụn mũi, trong đó có các bộ phận chi tiết như sau:

Xương mũi

Xương mũi là phần xương kéo dài từ giữa hai đầu lông mày và kết thúc là một rãnh mũi răng cưa. Xương múi được chia thành 2 phần, đối xứng nhau giữa khuôn mặt và được nối với nhau bằng đường khâu giữa mũi, tạo thành sống mũi.

Các xương mũi thuôn dài, nhỏ và không giống nhau về kích thước ở từng các nhân. Xương mũi có chức năng giúp mũi ngoài đứng lên, không bị xẹp và đảm bảo không khí lưu thông qua mũi.

Xương mũi trong bao gồm các bộ phận:

  • Xương sàng và xương lá mía: Thành phần cấu tạo nên vách mũi.
    Xương mũi, trán, sàng và thân xương bướm: Giúp ngăn cánh mũi với nền sọ, tạo nên phần trần của ổ mũi.
  • Khẩu cái cứng: Giúp ngăn giữa mũi và khoang miệng
  • Xương hàm trên, xương mũi, xương lệ, mảnh thẳng xương khẩu cái và mỏm chân xương bướm: Cấu tạo nên thành ngoài mũi.
  • Xương xoăn mũi: Tạo nên ngách mũi, gồm ngạnh mũi trước và sau, có vai trò giúp lưu thông dịch từ các xoang cạnh mũi.

Sụn mũi

Chức năng của sụn mũi là liên kết giữa các xương và sụn, nâng đỡ mũi, hỗ trợ mũi không bị xẹp và thực hiện thông khí qua mũi. Sụn mũi có cấu tạo đặc biệt từ protein, nước, collagen và một số thành phần khác:

  • Sụn mũi nhỏ: Liên kết các xương mũi lớn với sụn mũi bên.
  • Sụn Alar: Tạo thành cấu trúc lỗ mũi.
  • Sụn mũi bên: Hình tam giác, nằm dưới xương mũi.
  • Sụn vách ngăn (sụn tứ giác): Kết nối giữa xương mũi với sụn bên.
  • Sụn Vomeronasal (sụn Jacobson): Kết nối vách ngăn với các xương mỏng ngăn cách 2 lỗ mũi.
Cấu trúc xương sụn mũi cấu tạo nên dáng mũi cơ bản
Cấu trúc xương sụn mũi cấu tạo nên dáng mũi cơ bản

Cấu trúc xương sụn của mũi có thay đổi được không?

Cấu trúc xương sụn của mũi hoàn toàn có thể thay đổi được bằng các biện pháp thẩm mỹ nâng sụn mũi hay phẫu thuật chỉnh sửa cấu trúc xương. Xương mũi và sụn có chức năng cấu tạo nên khung xương mũi, quyết định hình dáng mũi bên ngoài. Vì vậy thay đổi cấu trúc xương sụn mũi có thể cải thiện dáng mũi mong muốn.

Trong các trường hợp tổn thương sụn mũi hoặc gãy xương mũi cần phải trải qua phẫu thuật để điều trị. Bác sĩ sẽ cân nhắc vào mức độ nghiêm trọng và thay đổi cấu trúc xương mũi, sụn mũi để xử lý tình trạng này. Ngoài ra, trong phẫu thuật nâng mũi, việc thay đổi cấu trúc xương sụn mũi cũng thường được áp dụng để xử lý kích thước mũi quá lớn cần phải chỉnh sửa.

Cách thay đổi cấu trúc xương sụn của mũi cho chiếc mũi cao

Thay đổi cấu trúc xương sụn mũi để nâng mũi sẽ được áp dụng vào trường hợp mũi có khung xương to, hai cánh mũi mở rộng do xương mũi rộng kèm theo sống mũi thấp. Cách khắc phục hiệu quả trong trường hợp này là thu gọn xương mũi, thu nhỏ xương giảm kích thước mũi.

Thu gọn xương mũi cải thiện mũi to, thấp
Thu gọn xương mũi cải thiện mũi to, thấp

Thu gọn xương mũi

Bằng cách thu gọn xương mũi sẽ giảm được kích thước đầu mũi to, nâng cao sống mũi, trả lại chiếc mũi cao, thon gọn và tự nhiên. Phương pháp này là kỹ thuật an toàn và hiệu quả cho trường hợp mũi thấp, xương mũi to.

Để thu gọn xương mũi, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, rạch một đường nhỏ bên trong mũi. Thông qua đó, đưa dụng cụ vào cắt và ép gọn hai bên xương mũi để thu nhỏ đầu mũi. Kỹ thuật này được thực hiện không quá phức tạp, chỉ khoảng 30-45 phút để hoàn thành và sở hữu một dáng mũi cao, nhỏ gọn.

Thu nhỏ xương giảm kích thước mũi

Thu nhỏ xương giảm kích thước mũi tác động trực tiếp đến phần xương để thu gọn kích thước mũi. Tuy nhiên, mức độ can thiệp vừa đủ, đảm bảo không để lại bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến cấu trúc xương.

Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ thực hiện có trình độ cao, tay nghề chắc chắn và khéo léo trong từng chi tiết. Ngoài ra còn cần đến sự hỗ trợ đặc biệt từ dụng cụ chỉnh hình. Vì vậy để đảm bảo an toàn và kết quả làm đẹp bạn nên tìm đến một địa chỉ làm đẹp uy tín có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, thiết bị phẫu thuật hiện đại trải nghiệm.

Lưu ý an toàn khi thay đổi cấu trúc xương sụn của mũi?

Dưới đây là một vài lưu ý an toàn khi thay đổi cấu trúc xương sụn mũi an toàn, hiệu quả:

Ngằm ngửa sau khi nâng mũi có để dáng mũi cân đối
Ngằm ngửa sau khi nâng mũi có để dáng mũi cân đối
  • Từ 4-6 tuần sau khi phẫu thuật nâng mũi không nên vận động quá mạnh, tránh hoạt động thể dục thể thao, các bài luyện tập cần dùng nhiều sức.
  • Tránh các tác động vật lý đến vết thương nâng mũi để dáng mũi định hình đúng tỉ lệ, tránh bị lệch.
  • Không để vết thương nâng mũi tiếp xúc với bụi bẩn, mỹ phẩm,… để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm mũi, làm lệch dáng mũi.
  • Khi vết thương chưa lành, không nên tắm nước nóng hoặc để vết thương tiếp xúc với nước.
  • Thay đổi dáng ngủ nằm nghiêng, nên kê cao gối và nằm thẳng, chêm gối hai bên đầu để tránh nằm nghiêng làm thay đổi dáng mũi.

Với những thông tin hữu ích trên, bạn đã biết cấu trúc xương sụn của mũi có thể thay đổi được. Vì vậy hãy tự tin tìm đến các phương pháp làm đẹp để thay đổi dáng mũi thấp, sở hữu chiếc mũi cao đẹp hơn.

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận