banner thang 11

Dấu hiệu nâng mũi bị đỏ đầu mũi – Nguyên nhân, cách khắc phục

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi là hiện tượng thường thấy sau phẫu thuật thẩm mỹ và thường kéo dài tầm 5 – 7 ngày tùy cơ địa. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Làm cách nào để khắc phục chúng và giúp mũi mau lành để có dáng mũi đẹp? Để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, hãy cùng nangmuithammyhanquoc.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Sau phẫu thuật nâng mũi thường xuất hiện tình trạng đầu mũi bị đỏ
Sau phẫu thuật nâng mũi thường xuất hiện tình trạng đầu mũi bị đỏ

Dấu hiệu nhận biết nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi không phải là chuyện hiếm gặp ở nhiều người sau quá trình nâng mũi. Bạn có thể dễ dàng nhận biết được qua các biểu hiện dưới đây:

Vùng da đầu mũi căng nhức

Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi phần da mũi trở nên căng cứng, mẩn đỏ, đi kèm với đó là tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, nếu tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn thì bạn không cần phải quá lo lắng.

Đầu mũi sưng to, ửng đỏ

Mũi sau khi được tháo nẹp cố định thường bị sưng đỏ đầu mũi vì lúc này cơ thể vẫn chưa thích nghi được với chất liệu sụn. Hiện tượng này kéo dài tầm 7 – 15 ngày sau phẫu thuật và sẽ cải thiện dần sau đó.

Vùng quanh mũi và quầng mắt bị sưng, bầm tím

Việc mũi bị đỏ sau phẫu thuật nâng mũi còn được thể hiện qua việc bầm tím, sưng đau ở khu vực quanh mắt và mũi. Phần máu bầm này sẽ biến mất sau 5 – 7 ngày tùy tình trạng cơ thể và quá trình chăm sóc sau thẩm mỹ.

Vùng mũi và mắt bị bầm đỏ là dấu hiệu dễ nhận thấy sau nâng mũi
Vùng mũi và mắt bị bầm đỏ là dấu hiệu dễ nhận thấy sau nâng mũi

Nguyên nhân gây nên tình trạng đầu mũi bị đỏ

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng nâng mũi bị đỏ đầu mũi thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Cơ thể chưa thích nghi với các thay đổi khi phần da ở đầu mũi được bọc các loại sụn, silicon nâng mũi.
  • Do dáng mũi được nâng cao khiến vùng da quanh mũi bị kéo căng nên máu không kịp lưu thông, dẫn đến việc tăng bạch cầu để bù đắp, khiến mũi bị đỏ lên.
  • Vùng da ở mũi khá mỏng nên khi phẫu thuật có thể bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, gây tổn thương các vùng mô xung quanh.
  • Dáng mũi không phù hợp, quá cao hoặc quá dài.
Dáng mũi cao khiến vùng da bị kéo căng gây sưng đỏ đầu mũi
Dáng mũi cao khiến vùng da bị kéo căng gây sưng đỏ đầu mũi

Tuy nhiên, đối với những trường hợp này mũi sẽ hồi phục nhanh sau 2 – 3 tuần sau phẫu thuật. Nếu mũi bạn vẫn còn tình trạng sưng đỏ, đau nhức kéo dài thì có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Tay nghề chuyên môn của bác sĩ thực hiện thấp, sử dụng chất liệu sụn, silicon kém chất lượng.
  • Cơ địa bạn không tương thích với chất liệu sụn nên xảy ra quá trình đào thải khỏi cơ thể. Trường hợp nặng sẽ phải phẫu thuật tháo sụn.
  • Quá trình vệ sinh, chăm sóc sau thẩm mỹ không đúng khiến vết thương bị nhiễm trùng.

Các biện pháp khắc phục tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Tùy trường hợp đầu mũi bị đỏ nhiều hay ít sẽ có những biện pháp khác nhau để khắc phục. Bạn có thể tham khảo một số cách làm giảm tình trạng bị đỏ đầu mũi sau phẫu thuật dưới đây.

Trường hợp đầu mũi đỏ nhẹ, không nghiêm trọng

Đối với trường hợp đầu mũi chỉ bị sưng đỏ nhẹ bạn chỉ cần vệ sinh mũi đúng cách theo chỉ định của bác sĩ và kiêng những món ăn từ xôi nếp, tôm, mực,…để vết thương mau lành. Bên cạnh đó, bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh hoạt động mạnh và chạm vào mũi gây ảnh hưởng đến dáng mũi.

Chăm sóc, vệ sinh mũi đúng cách để vết thương mau lành
Chăm sóc, vệ sinh mũi đúng cách để vết thương mau lành

Mũi bị đỏ nhiều

Thông thường, tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi sẽ được cải thiện sau 5 – 7 ngày phẫu thuật. Nếu mũi bạn vẫn bị đỏ nhiều và có dấu hiệu đau nhức thì bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở thẩm mỹ hoặc bác sĩ thực hiện để được hỗ trợ kịp thời.

Bạn sẽ được thăm khám và đưa ra hướng xử lý tùy theo kết quả nặng hay nhẹ. Có thể là kê thuốc giảm đau, kháng sinh và theo dõi trong 1 tuần. Trường hợp chuyển biến nặng kèm chảy dịch thì buộc phải phẫu thuật tháo sụn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tình trạng đầu mũi đỏ nặng trong thời gian dài

Nếu sau 1 tháng mà tình trạng mũi bị sưng đỏ vẫn không thuyên giảm thì buộc phải thực hiện các kỹ thuật thẩm mỹ để thay sụn, tái tạo mũi. Lúc này, bạn nên tìm đến những cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ chuyên môn cao để có những can thiệp kịp thời, tránh gây hoại tử tế bào.

Trường hợp đầu mũi bị đỏ kéo dài cần can thiệp thẩm mỹ kịp thời
Trường hợp đầu mũi bị đỏ kéo dài cần can thiệp thẩm mỹ kịp thời

Ngoài ra, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các nhóm chất để vết thương mau hồi phục. Vệ sinh cẩn thận bằng nước muối và tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.

Qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi và cách khắc phục chúng. Theo đó, bạn nên lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín cũng như có thói quen chăm sóc hợp lý để được dáng mũi tự nhiên như mong muốn. Theo dõi nangmuithammyhanquoc.com ngay hôm nay để cập nhật thêm nhiều thông tin làm đẹp hữu ích nhé!

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận