banner thang 11

Tất tần tận về cách chăm sóc môi mới xăm sao cho môi mau lành

Cách chăm sóc môi mới xăm được chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho bạn biết được nên làm gì, ăn gì, uống gì để môi nhanh lành, và hạn chế những rủi ro không đáng ảnh hưởng đến kết quả ca phun xăm môi.

Những rủi ro hay tác dụng phụ khi xăm môi

Xăm môi mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn có những rủi ro và tác dụng phụ cần xem xét bởi vùng da môi luôn nhạy cảm. Biết được những tác dụng phụ này bạn sẽ phần nào thận trọng hơn trong cách chăm sóc môi mới xăm:

  • Sưng tấy do kim xăm: Da của bạn sưng lên là điều tự nhiên khi phản ứng với những chấn thương đó, nhưng điều này sẽ giảm bớt trong vài ngày. Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng hiệu quả.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng sau khi xăm môi có thể xảy ra vì một vài lý do. Điều quan trọng là đảm bảo chuyên viên xăm hình của bạn sử dụng thiết bị và kim đã được khử trùng. Bạn cũng phải tuân theo các hướng dẫn chăm sóc sau khi sử dụng nước súc miệng. Vì môi tiếp xúc với nước bọt, thức ăn và đồ uống, điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Xăm môi phía trong dễ bị nhiễm nhất vì độ ẩm và vi khuẩn bên trong miệng.
Môi có thể bị nhiễm trùng nếu cách chăm sóc môi mới xăm không đúng
Môi có thể bị nhiễm trùng nếu cách chăm sóc môi mới xăm không đúng
  • Sẹo: Khi vết xăm môi không lành, nó có thể để lại sẹo. Dị ứng và nhiễm trùng sau xăm môi cũng có thể tạo sẹo.
  • Dị ứng: Nếu bạn từng bị dị ứng da thì hãy nói trước với chuyên viên xăm môi vì có thể mực xăm sẽ gây dị ứng, ngứa ngáy, nổi mề đay. Bên cạnh đó không tuân thủ đúng cách chăm sóc môi mới xăm khi ăn các món hải sản, trứng, thịt gà… cũng gây dị ứng.
  • Sốc phản vệ: Tuy tương đối hiếm nhưng phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở một số người trong vòng vài giờ sau khi xăm. Sưng môi là hiện tượng bình thường sau khi xăm môi nhưng sưng tấy quanh cổ, má, kèm khó thở thì nên đến bệnh viện ngay bởi sốc phản vệ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Bệnh lây truyền qua đường máu: Dùng kim tiêm chưa được khử trùng có thể dẫn đến lây truyền bệnh.

Nhìn chung, bạn có thể hạn chế những rủi ro khi chọn cho mình địa chỉ xăm môi uy tín đồng thời tuân thủ đúng các hướng dẫn của chuyên viên xăm môi về cách chăm sóc môi mới xăm.

Cách chăm sóc môi mới xăm mau lành, hạn chế rủi ro

Nên uống nhiều nước

Sẽ chẳng bao giờ là thừa nếu bạn chú ý đến việc bổ sung đủ nước cho cơ thể, nhất là khi môi mới xăm. Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý là hãy dùng ống hút để uống và tránh để nước uống hay thức ăn dính trực tiếp lên môi nhé!

Uống nước nhiều sẽ tốt cho môi phục hồi sau xăm
Uống nước nhiều sẽ tốt cho môi phục hồi sau xăm

Chú ý dưỡng môi

Sau khi mới xăm môi, bạn cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của chuyên viên về dưỡng môi có như vậy môi mới đủ ẩm, lớp vảy xăm trên môi nhanh bong và sớm hồi phục hơn. Tránh được trường hợp da môi khô nẻ, ảnh hưởng đến việc môi lên màu.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin cho môi mau lành

Bên cạnh việc uống nhiều nước thì những loại vitamin từ các loại trái cây, rau củ cũng rất có ích cho quá trình môi hồi phục mà bạn cần đưa vào danh sách thực đơn hàng tuần.

Các thực phẩm bạn cần bổ sung cho cơ thể sau xăm môi có thể kể đến như: dứa, cam, lựu, bưởi, nước dừa, rau dền…

Nước dừa rất tốt cho việc phục hồi môi sau xăm
Nước dừa rất tốt cho việc phục hồi môi sau xăm

Bảo vệ đôi môi mới xăm bằng cách tránh tác hại từ môi trường

Sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ quên việc bảo vệ môi trong cách chăm sóc môi mới xăm. Những tác động từ môi trường như bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nắng gió… có thể làm môi khô, nhiễm trùng, mẩn ngứa. Thế nên điều cần làm là vệ sinh môi hàng ngày cẩn thận.

  • 3 ngày đầu tiên sau xăm môi: Tuyệt đối không để môi đụng nước, đeo khẩu trang để bảo vệ môi khi ra ngoài.
  • Sử dụng bất kỳ loại thuốc hay sản phẩm bôi nào cũng phải theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh môi bằng nước muối sinh lý.
  • Không được sờ tay lên môi hoặc dùng tay lấy lớp vảy trên môi vì sẽ dễ bị đau rát, nhiễm trùng.
cách chăm sóc môi mới xăm
Không dùng tay gỡ lớp vảy bong trên da vì sẽ ảnh hưởng đến việc môi lên màu

Thực phẩm cần tránh sau xăm

Cách chăm sóc môi mới xăm ngoài việc vệ sinh đúng cách thì bạn cũng cần quan tâm đến việc nên tránh những thực phẩm không tốt cho quá trình môi phục hồi, lên màu, dễ gây sưng tấy, ngứa ngáy.

Các thực phần cần phải tránh sau xăm môi như nếp, hải sản, rau muống, trứng… Một số đồ uống có chất kích thích cũng cần kiêng như: cà phê, rượu, bia…

Với những cách chăm sóc môi mới xăm kể trên, hy vọng có thể hữu ích cho bạn trong suốt quá trình môi hồi phục. Để có được làn môi xinh như ý thì chỉ cần tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ thẩm mỹ.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận